- Default
- Bigger
Xăm môi đang là một phương pháp làm đẹp được nhiều bạn nữ đón nhận. Để giảm đau đớn trong quá trình xăm chuyên viên sẽ dùng thuốc tê xăm môi để ủ tê trước khi xăm. Nhiều bạn lo ngại việc sủ dụng thuốc tê sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và thần kinh, và kết quả phun môi. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về thuốc tê phun xăm có hại hay không.
Thuốc tê xăm môi là gì?
Thuốc tê xăm môi là sản phẩm được sử dụng nhằm làm giảm hoặc loại bỏ cảm giác đau đớn trong quá trình xăm môi. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các tín hiệu đau từ dây thần kinh đến não giúp bạn cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình làm đẹp.
Hai thành phần chính có trong tê phun xăm môi là:
- Các hoạt chất gây tê bề mặt môi, có chức năng giảm đau: Procaine, Lidocaine hoặc Cocaine.
- Vasoconstrictors: Là thành phần giảm tình trạng chảy máu, nước mô khi thực hiện, môi sạch, kỹ thuật viên dễ dàng nhìn thấy được quá trình đi kim cũng như độ phủ đồng đều khi phun.
Hiện nay có nhiều loại thuốc tê xăm môi khác nhau, điển hình phải kể đến các dạng kem, gel, miếng dán và thuốc gây tê dạng tiêm. Việc lựa chọn loại thuốc tê xăm môi phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm khả năng chịu đau, loại da và khuyến nghị của các chuyên gia.
Thuốc ủ tê xăm môi có hại không?
Nhìn chung, thuốc ủ tê xăm môi không gây hại, đảm bảo an toàn khi được sử dụng đúng cách và được thực hiện bởi các chuyên viên giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, cũng tương tự như bất kỳ loại thuốc nào, thuốc tê xăm môi cũng có thể mang đến một số tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn khi được sử dụng sai cách.
Một số tác dụng phụ, rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng thuốc ủ tê xăm môi sai cách có thể dẫn đến:
- Gây kích ứng da: Một số trường hợp sẽ gặp phải tình trạng đỏ, sưng, ngứa hoặc phát ban ở môi khi được bôi thuốc tê.
- Phản ứng dị ứng: Một số trường hợp có thể bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc tê, gây ra các triệu chứng nổi mề đay, khó thở hoặc thậm chí sốc phản vệ đối với các trường hợp nghiêm trọng.
- Các phản ứng ngộ độc: Nhiều trường hợp khi sử dụng quá liều hoặc dùng thuốc tê kém chất lượng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc. Một số triệu chứng có thể xảy ra như buồn nôn, chóng mặt, co giật…
- Tổn thương dây thần kinh: Một số trường hợp hiếm khi được tiêm thuốc tê không đúng cách có thể gây tổn thương dây thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Cháy tê: Là dấu hiệu của việc lạm dụng thuốc tê phun xăm quá nhiều liều lượng, hoặc quá nhiều lần trong suốt quá trình phun môi. Một số trường hợp có thể nhận biết chính là môi căng cứng, hoặc là môi bị rách da trong quá trình thực hiện phun xăm, thậm chí tạo ra vùng loang lổ màu trên môi, trông rất mất thẩm mỹ.
- Màu môi bị thâm: Trường hợp dễ gặp phải khi không biết cách sử dụng thuốc tê xăm môi. Màu môi bị đậm hoặc bị thâm hơn so với trước khi phun môi nguyên nhân là do da tiếp xúc với lượng thuốc tê quá nhiều, khiến lớp biểu bì trên môi nhanh chóng tử vong và tạo màu sắc tối cho môi.
Quy trình gây tê trước phun môi an toàn
Mặc dù sử dụng thuốc tê trong xăm môi là thủ thuật đơn giản nhưng cần đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình an toàn và tuân thủ theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Chuyên gia phun xăm sẽ kiểm tra tình trạng môi, sức khỏe của bạn và tư vấn loại thuốc tê phù hợp nhằm đảm bảo không gây dị ứng.
- Bước 2: Khách hàng sẽ được vệ sinh và sát khuẩn môi bằng dung dịch sát khuẩn nhằm loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Bước 3: Chuyên viên sẽ thoa một lớp thuốc tê lên môi đảm bảo phù đều theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Bước 4: Chuyên viên phun xăm bọc môi sau khi thoa thuốc tê bằng màng bọc thực phẩm hoặc nilon để thuốc tê thẩm thấu tốt hơn. Thời gian ủ tê thường kéo dài trong khoảng từ 15 – 30 phút tùy thuộc vào loại thuốc và khả năng chịu đau của mỗi người.
- Bước 5: Chuyên viên sẽ kiểm tra độ tê bằng cách chạm nhẹ vào môi khách hàng. Nếu khách vẫn còn đau thì thời gian ủ tê sẽ được kéo dài thêm hoặc sử dụng thêm thuốc.
- Bước 6: Khi môi đã đủ tê, chuyên viên sẽ làm sạch thuốc tê trên môi và bắt đầu quy trình phun xăm. Trong quá trình phun môi, kỹ thuật viên có thể thực hiện gây tê bổ trợ nếu khách hàng còn cảm thấy đau.
Cách làm tan thuốc tê môi nhanh nhất
Thông thường, thuốc tê môi sẽ tự tan dần sau một khoảng thời gian nhất định từ 3 – 4 tiếng sau bôi. Tuy nhiên, có một số cách bạn có thể áp dụng giúp đẩy nhanh quá trình tan thuốc tê. Cụ thể
- Chườm ấm: Bạn có thể dùng khăn sạch thấm nước ấm nhẹ nhàng chườm lên môi. Nước ấm sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình đào thải thuốc tê ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, với cách này bạn không chườm quá lâu hoặc sử dụng nước quá trình tránh gây bỏng hoặc kích ứng môi.
- Massage môi nhẹ nhàng: Dùng đầu ngón tay sạch massage nhẹ nhàng vùng môi đã thoa thuốc tê. Điều này vừa giúp tăng tuần hoàn máu và đẩy nhanh quá trình đào thải thuốc tê môi. Quá trình thực hiện tránh massage quá mạnh để hạn chế gây tổn thương môi.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải nhanh các chất độc, bao gồm cả thuốc tê. Để giúp làm tan thuốc tê môi nhanh nhất, bạn nên uống nước ấm hoặc nước lọc. Tránh uống các loại đồ uống có cồn hoặc caffeine vì những loại đồ uống này có thể làm cơ thể mất nước.
- Nghỉ ngơi, thư giãn: Quá căng thẳng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, làm ảnh hưởng đến tốc độ đào thải thuốc tê ra khỏi cơ thể. Vì vậy, để thuốc tê xăm môi nhanh chóng tan, bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn và tránh các hoạt động cần nhiều sức lực sau khi xăm môi.
>>> See more:Phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì?
Các câu hỏi thường gặp về thuốc tê xăm môi
Bên cạnh những thông tin được chia sẻ trong bài viết, theo nhiều lần khảo sát, dưới đây sẽ là một số thắc mắc thường gặp của khách hàng trước khi thực hiện phun xăm và lời giải đáp từ chuyên gia, bạn đọc có thể tham khảo:
Ủ tê môi bao lâu?
Tùy vào từng loại thuốc tê, thời gian ủ tê trên môi và chân mày sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, thời gian tốt nhất là hãy ủ tê trong 20 phút. Sau 20 phút, hãy kiểm tra bề mặt vùng được bôi tê, xem liệu thuốc tê đã thấm đủ vào da hay chưa. Nếu da vẫn còn mềm và chưa thấm thuốc tê, hãy tiếp tục ủ tê thêm 5 phút nữa.
See also: Dấu hiệu phun môi bị hỏng và cách xử lý chuẩn y khoa
Phun môi bao lâu thì hết thuốc tê?
Với vấn đề ủ tê bao lâu hết tác dụng, thì theo các chuyên gia phun xăm cho biết thuốc tê chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định. Với quá tình thực hiện phun môi kéo dài 2-3 tiếng đồng hồ. Để giảm cảm giác đau cho khách hàng, kỹ thuật viên buộc phải thoa thuốc tê liên tục 5-6 lần khi đi kim.
Sau khi phun môi xong, thuốc tê sẽ còn trên môi và môi có cảm giác tê rân rân, sưng nhẹ hay to tùy vào cơ địa môi của mỗi người. Nhưng thường thuốc tê sẽ hết tác dụng trong 3-4 tiếng đồng hồ.
Trong trường hợp môi vẫn bị sưng và có cảm giác đau nhức kéo dài quá 6 tiếng, bạn nên liên hệ với bác sĩ để hỏi thăm tình hình và xử lý kịp thời nếu có bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào xảy ra.
Dù có sử dụng thuốc tê xăm môi nhưng việc làm đẹp cho đôi môi bằng biện pháp xăm môi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, nếu đó là một cơ sở uy tín. Khi đào tạo tại Seoul Academy, bạn sẽ được hiểu rõ hơn về khóa học, cũng như những gì bạn cần chuẩn bị để học về làm đẹp bằng xăm môi chất lượng và hiệu quả. Chúc bạn nhanh chóng thành công!