- Default
- Bigger
Nghề nối mi đang ngày càng trở nên phổ biến, thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi. Trước khi bắt đầu hành trình học nghề, việc tìm hiểu và ký kết một hợp đồng học nghề nối mi là vô cùng quan trọng. Hợp đồng học nghề nối mi đảm bảo quyền lợi cho người học, còn là sự minh bạch, tránh các tranh chấp không đáng có sau này. Cùng tìm hiểu chi tiết về hợp đồng học nghề nối mi được dưới đây.
Hợp đồng học nghề nối mi là gì?
Hợp đồng học nghề nối mi là sự thỏa thuận pháp lý giữa học viên và trung tâm đào tạo nghề nối mi. Hợp đồng này quy định rõ ràng các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cả 2 bên trong quá trình học tập và đào tạo.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc ký kết hợp đồng học nghề nối mi không bắt buộc. Tuy nhiên, việc có một hợp đồng rõ ràng, minh bạch là rất cần thiết sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả hai bên học viên và trung tâm đào tạo.
Lợi ích của việc ký hợp đồng học nghề nối mi
Việc ký hợp đồng học nghề nối mi mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho cả học viên và cả trung tâm đào tạo, giúp đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm cho cả đôi bên. Cụ thể:
- Hợp đồng học nghề nối mi nếu rõ các điều khoản về học phí, thời gian học nối mi, nội dung khóa học… giúp bảo vệ quyền lợi của học viên, giúp học viên tránh được các tranh chấp phát sinh trong quá trình học.
- Hợp đồng cũng thường quy định rõ về giáo trình, giảng viên… giúp học viên có thể yên tâm về chất lượng đào tạo.
- Hợp đồng cũng là một sự ràng buộc giữa học viên và trung tâm đào tạo, giúp học viên có động lực hoàn thành khóa học, trung tâm đào tạo có trách nhiệm đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Đối với trung tâm đào tạo, hợp đồng học nghề nối mi cũng giúp trung tâm quản lý học viên hiệu quả, theo dõi tiến độ học tập, học phí thu đúng hạn…
- Hợp đồng cũng là văn bản quan trọng thể hiện sự chuyên nghiệp của trung tâm đào tạo, góp phần xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín cho trung tâm, tạo niềm tin cho học viên.
- Hợp đồng học nghề nối mi là cơ sở pháp lý để giải quyết, bảo vệ quyền lợi của đôi bên khi có tranh chấp xảy ra.
Những nội dung có trong hợp đồng học nghề nối mi mẫu
Hợp đồng học nghề nối mi được lập ra và có sự ký kết giữa một bên là học viên và một bên là trung tâm đào tạo nghề nhằm thống nhất những điều khoản theo quy định. Thông thường nội dung trong hợp đồng học nghề nối mi thường bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Thông tin các bên: Trong hợp đồng sẽ có đầy đủ thông tin 2 bên ký hợp đồng đó là Bên A (Trung tâm đào tạo) và bên B (học viên). Thông tin các bên sẽ được cập nhật đầy đủ họ tên, địa chỉ, người đại diện, số điện thoại…
- Thông tin khóa học: Các thông tin như tên khóa học, nội dung khóa học, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo, giảng viên, học phí… sẽ được cập nhật chi tiết trong hợp đồng giúp học viên cũng như trung tâm đào tạo sẽ nắm rõ quy định.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: Hợp đồng học nghề nối mi cũng có quy định rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên.
- Các điều khoản khác: Tại mục này sẽ quy định các điều kiện chấm dứt hợp đồng, điều khoản bảo mật, quy định giải quyết tranh chấp hoặc các điều khoản hiệu lực của hợp đồng. Các điều khoản này sẽ có sự thỏa thuận và thống nhất của cả hai bên.
- Chữ ký của các bên: Ở cuối hợp đồng học nghề nối mi sẽ có chữ ký của 2 bên đại điện trung tâm đào tạo và học viên cũng như họ tên cụ thể và ngày ký.
Mẫu hợp đồng dạy đào tạo nghề nối mi đạt chuẩn
HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ NỐI MI
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
Today, on the….. day of….. month of….. year, at….., we include:
BÊN A (BÊN ĐÀO TẠO):
- Full name:
- Position:
- CMND/CCCD số:
- Address:
- Phone:
BÊN B (HỌC VIÊN):
- Full name:
- Date of birth:
- CMND/CCCD số:
- Address:
- Phone:
Hai bên cùng nhau ký kết hợp đồng đào tạo nghề nối mi với các điều khoản sau:
1. NỘI DUNG ĐÀO TẠO:
- Tên khóa học:
- Thời gian đào tạo:
- Schedule:
- Địa điểm học:
- Nội dung chi tiết khóa học:
- Lý thuyết:
- Thực hành:
- Học phí:
- Hình thức thanh toán:
2. TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A:
- Cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu, dụng cụ học tập cần thiết.
- Đảm bảo chất lượng giảng dạy, có giáo viên có trình độ chuyên môn cao.
- Tạo điều kiện tốt nhất để học viên thực hành.
- Cấp chứng chỉ sau khi học viên hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu.
3. TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B:
- Đóng học phí đầy đủ và đúng hạn.
- Chấp hành nội quy, quy định của lớp học và trung tâm.
- Tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành.
- Bảo quản tốt tài sản, dụng cụ học tập được cung cấp.
4. ĐIỀU KHOẢN CHUNG:
Mọi thay đổi về nội dung hợp đồng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cả hai bên.
Trong trường hợp có tranh chấp, hai bên sẽ giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Nếu không đạt được thỏa thuận, sẽ đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
5. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG:
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và kết thúc khi khóa học hoàn thành.
Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Những lưu ý khi ký hợp đồng học nghề nối mi
Quá trình ký hợp đồng học nghề nối mi, bạn cần đảm bảo một số lưu ý quan trọng để vừa đảm bảo quyền lợi của mình và có được kết quả học tập tốt như mong đợi:
- Nên tìm hiểu kỹ về uy tín, kinh nghiệm, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo của trung tâm trước khi đăng ký học và ký hợp đồng học nghề nối mi.
- Xác nhận xem trung tâm có cấp chứng chỉ sau khóa học hay không, chứng chỉ đó có được công nhận rộng rãi trong ngành hay không.
- Đảm bảo hợp đồng thể hiện rõ tên khóa học, thời gian đào tạo, lịch học, nội dung chi tiết của khóa học cũng như học phí nghề nối mi và hình thức thanh toán…
- Đảm bảo bên đào tạo cam kết cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu, dụng cụ học tập, đảm bảo chất lượng giảng dạy và có cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học.
- Tìm hiểu kỹ các điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng trước hạn, quy định hoàn trả học phí trong các trường hợp không hài lòng về chất lượng hoặc các trường hợp bất khả kháng khác.
- Đảm bảo các thông tin cá nhân của bạn trong hợp đồng sẽ được bảo mật.
- Đọc kỹ tất cả các điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản nhỏ đi kèm trước khi ký hợp đồng. Nếu không hiểu rõ bất cứ điều gì, bạn hãy hỏi lại bên đào tạo để được giải thích kỹ càng.
- Nếu trong hợp đồng có điều khoản nào bạn cảm thấy không có lợi cho mình, hãy mạnh dạn thương lượng lại với bên đào tạo để thay đổi hoặc bổ sinh.
- Sau khi ký hợp đồng hãy giữ lại một bản để làm bằng chứng khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra.
Hợp đồng có bắt buộc phải công chứng không?
Hợp đồng đào tạo nghề nối mi không bắt buộc phải công chứng. Đây là hợp đồng cung cấp dịch vụ giáo dục, không thuộc các trường hợp bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, hai bên có thể cân nhắc tự nguyện thỏa thuận công chứng hợp đồng nếu muốn tăng tính chắc chắn pháp lý và thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp sau này (nếu có). Việc công chứng hợp đồng sẽ giúp đảm bảo hợp đồng được lập đúng quy định pháp luật và có hiệu lực chứng minh cao hơn.
Việc ký kết hợp đồng học nghề nối mi không đơn giản chỉ là thủ tục đơn thuần mà còn là bước đệm đảm bảo hiệu quả cho bạn khi bước vào thế giới làm đẹp. Hợp đồng cần đảm bảo rõ ràng, minh bạch để đảm bảo quyền lợi cũng như giúp bạn có được chất lượng đào tạo tốt nhất. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin, đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho phía đào tạo để đưa ra những quy định phù hợp nhất cho cả hai bên.