- Default
- Bigger
Căn tu là một sợi dây liên kết đặc biệt với thế giới tâm linh. Dân gian quan niệm rằng gương mặt của người có căn tu thường mang những nét riêng biệt. Trong nội dung bài viết dưới đây, cùng khám phá cách nhận biết gương mặt người có căn tu thông qua một số đặc điểm cụ thể.
Căn tu là gì? Gương mặt người có căn tu là gì?
Trong thế giới tâm linh, căn tu thường được hiểu như là mối nhân duyên, sự kết nối đặc biệt của một người với thế giới tâm linh, với Phật Pháp hay con đường tu hành. Căn tu như một hạt giống thiện lành được gieo trồng từ nhiều kiếp trước đến thời điểm chín muồi để kết nối với thế giới tâm linh.
Gương mặt có căn tu là những người có thần thái thanh thoát, yên bình, toát lên vẻ từ bi, đôi khi có chút u buồn. Ánh mắt của người có căn tu sáng, dịu dàng thể hiện sự thông tuệ và nội tâm phong phú.
Những người có căn tu thường có thiên hướng về tâm linh, nhanh chóng, dễ dàng tiếp thu các giáo lý nhà Phật, có lòng từ bi, hướng thiện và khát khao giác ngộ giải thoát. Họ có thể cảm nhận được những điều mà người bình thường không thấy được, hoặc họ cũng có những khả năng đặc biệt như tiên đoán hoặc chữa bệnh.
Dấu hiệu nhận biết gương mặt người có căn tu
Ngoài những đặc điểm chung kể trên, bạn có thể dựa trên một số dấu hiệu cụ thể nhận biết gương mặt người có căn tu thông qua các đặc điểm như sau:
- Ấn đường
- Tướng trán
- Tướng mắt
- Lông mày
- Tướng tai
Ấn đường
Ấn đường là vùng da nằm giữa hai đầu lông mày, đây được coi là vị trí quan trọng trên gương mặt của mỗi người. Một số đặc điểm ấn đường của người có căn tu như sau:
- Ấn đường rộng và sáng, bằng phẳng, không có nếp nhăn, da dẻ sáng bóng, hồng hào.
- Ấn đường cao nổi bật hơn so với bình thường, nổi lên rõ ràng tạo thành một gò nhỏ giữa hai đầu lông mày.
- Xuất hiện nốt ruồi son hoặc nốt ruồi đen ở ấn đường.
- Một số trường hợp ấn đường còn có các hình dạng đặc biệt như hình chữ thập, hình lưỡi liềm…
Tướng trán người có căn tu
Trán là bộ phận phản ánh trí tuệ, tính cách của mỗi người. Những người có căn tu thường sở hữu đặc điểm trán đặc biệt. Cụ thể một số đặc điểm trán người có căn tu như:
- Trán cao, rộng và đầy đặn, không bị lõm hay khuyết hãm, da phần trán cũng căng bóng, đầy đặn.
- Trán tròn và nhẵn, không bị gồ ghề, da dẻ ở trán mịn màng, không có sẹo hay nếp nhăn.
- Trên trán có thể xuất hiện nốt ruồi son ở giữa trán.
- Đường chân tóc tạo thành hình chữ M, phần ở giữa chữ M hơi lõm xuống.
Tướng mắt người căn tu
Mắt có rất nhiều hình dáng khác nhau nhưng riêng mắt của những gương mặt người có căn tu thì cực kỳ sáng, toát lên sự thuần khiết, tinh anh. Cụ thể một số đặc điểm tướng mắt của người có căn tu có thể kể đến như:
- Đôi mắt sáng, có thần sắc, ánh nhìn trong trẻo, thuần khiết toát lên vẻ từ bi, hiền hòa.
- Mắt của người có căn tu có lòng đen chiếm phần lớn diện tích mắt, hình dáng mắt tròn đều, rất ít lộ lòng trắng.
- Đuôi mắt dài hơn bình thường và chếch lên trên, tạo cảm giác giống như đôi mắt phượng.
- Mắt của người có căn tu thường có hai mí rõ ràng, cân đối, không bị sụp mí hay mí lót.
Ngoài căn tu còn có căn cô chín. Vậy làm sao để biết mình có căn cô chín? Tham khảo nội dung tại đây
Lông mày
Lông mày được coi là yếu tố quan trọng trong nhân tướng học, có thể phản ánh nhiều yếu tố trong đó có cả căn tu của một người. Những người có căn tu thường sở hữu hình dáng lông mày đặc biệt, toát lên sự thanh tú. Cụ thể một số đặc điểm chân mày của gương mặt người có căn tu như sau:
- Lông mày mọc đều, gọn gàng, sợi lông mày mềm mại xuôi về phía đuôi mắt, mày không bị rối hoặc mọc ngược.
- Lông mày dài hơn so với chiều dài mắt, phần đuôi lông mày vượt ra khỏi đuôi mắt.
- Lông mày mọc thành từng cụm có dạng vòng xoáy.
- Phần giữa lông mày rộng, phần đuôi trễ xuống phía dưới và chiều dài ngắn – Đây là dáng lông mày La Hán.
Tướng tai người có căn tu
Tướng tai của người có căn tu hành đa số đều có phần dái tai lớn, dày và có cảm giác nặng trĩu xuống như tai Phật. Cụ thể một số đặc điểm tai trên gương mặt người có căn tu như sau:
- Tai có kích thước lớn hơn bình thường, dái tai dày, chảy dài xuống dưới, vành tai cao hơn so với lông mày.
- Vành tai ngoài và vành tai trong rõ ràng, phân minh, không bị khuyết hãm hay biến dạng.
- Dái tai dày dặn, đầy đặn, hình dáng tròn trịa không bị nhọn hoặc khuyết.
- Màu sắc tai tươi sáng, hồng hào, không bị xỉn màu hoặc tái nhợt.
- Tai không vểnh ra ngoài quá nhiều mà áp sát vào đầu, tạo cảm giác hài hòa với tổng thể khuôn mặt.
Một số dấu hiệu khác nhận biết người có căn tu
Ngoài đặc điểm trên gương mặt người có căn tu, một số đặc điểm khác trên cơ thể cũng được cho là dấu hiệu nhận biết người có căn tu. Cụ thể một số đặc điểm dễ dàng nhận biết người có căn tu dựa trên kinh nghiệm dân gian và các quan niệm tâm linh:
- Đường chỉ tay: Những người có căn tu thường có đường chỉ tay đặc biệt, có nhiều đường vân nhỏ đan xen. Đặc biệt đường Sinh đạo (đường đời) dài, rõ nét, không bị đứt đoạn thể hiện sức khỏe tốt, sống thọ và có nhiều cơ hội tu hành.
- Tóc người có căn tu: Mái tóc thể hiện phúc phần của con người, những người có căn tu là người có phúc phần nhiều nên mái tóc mềm mại, óng mượt, dày và chắc khỏe.
- Giọng nói: Người có căn tu sở hữu giọng nói êm dịu, trầm ấm, truyền cảm, tạo cảm giác an yên, dễ chịu cho người nghe. Họ cũng thường kiệm lời, nói năng từ tốn, suy nghĩ kỹ trước khi nói.
- Dáng đi: Người có căn tu thường có dáng đi thong thả, nhẹ nhàng chứ không vội vàng, hấp tấp.
- Reference: Căn đồng là gì? Gương mặt người có căn đồng
Dấu hiệu nhận biết người có căn tu từ tiền kiếp
Trong thế giới tâm linh, những người có căn tu từ kiếp trước sẽ mang theo phúc phần đến những kiếp sau, sống dưới ánh hào quang của mười phương chư Phật. Bên cạnh những đặc điểm trên gương mặt người có căn tu, bạn có thể dễ dàng nhận biết được người có căn tu hành thông qua những đặc điểm dưới đây:
- Họ có giác quan thứ 6 nhạy bén, có thể cảm nhận được những điều mà người thường không thấy như các năng lượng linh hồn, linh cảm hoặc những giấc mơ mang tính dự báo.
- Từ nhỏ họ đã có xu hướng tìm hiểu về tâm linh, tôn giáo, triết học, dễ dàng tiếp thu giáo lý nhà Phật, có lòng từ bi, hướng thiện.
- Sống cả đời an yên, gặp việc gì khó cũng đều được hóa nguy. Khi gặp nguy hiểm sẽ có cách để thoát thân hoặc có người giúp đỡ.
- Những người có căn tu thường sống hòa đồng, được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng.
- Họ sở hữu trí thông minh hơn người, tâm luôn hướng đến những việc thiện, không sân si, tham lam hay ganh ghét với bất kỳ ai.
- Họ cảm thấy bình an, thanh thản khi đến chùa chiền, miếu mạo hoặc khi tiếp xúc với các hình ảnh mang tính chất tâm linh.
Người có căn tu có xuất gia được không?
Cửa Phật vốn là nơi an yên, giúp nhiều người gạt bỏ đi những bận tâm, khổ đau, giúp tâm thanh tịnh, không còn phải chịu cảnh cuộc sống xô bồ, mệt mỏi. Vậy người có căn tu có thể xuất gia được không? Xuất gia tu hành, trở thành con của Phật còn cần có nhân duyên với Tam Bảo, với thầy, phát nguyện chân chính.
Mặc dù người có căn tu là nhân duyên từ nhiều đời trước, là hạt giống thiện lành giúp người tu hành dễ dàng tiến bộ trên con đường giác ngộ. Tuy nhiên, chỉ có căn tu thôi là chưa đủ. Người có căn tu cũng cần phải nỗ lực tu tập, trau dồi giới, định, tuệ để phát triển căn lành, có duyên xuất gia trở thành con nhà Phật.
Có thể thấy, gương mặt người có căn tu thường mang những nét thanh tú, an tịnh, toát lên vẻ đẹp tâm hồn và sự kết nối với thế giới tâm linh. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng, tướng mạo chỉ là một yếu tố nhỏ, không thể chỉ dựa vào tướng mạo để phán đoán về căn tu của một người. Hy vọng với nội dung chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tướng mạo cũng như các đặc điểm nhận biết những người có căn tu.