What sprouted tubers should not be eaten? Top 7 poisonous types to avoid

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Củ mọc mầm có ăn được không sẽ tuỳ từng loại khác nhau. Một vài loại củ sẽ có sự thay đổi nhất định trong thành phần dinh dưỡng khi nảy mầm. Đặc biệt một vài loại có thể sinh những chất độc nhất định mà ăn vào sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Những ai chưa biết củ gì mọc mầm không nên ăn hãy tham khảo qua danh sách dưới đây.

Những loại củ không nên ăn khi đã mọc mầm

Khoai tây

Khoai tây là một trong các loại củ mọc mầm không nên ăn hàng đầu mà mọi người không nên ăn. Theo các nghiên cứu, khi khoai tây mọc mầm thì hàm lượng chất glycoalkaloid trong củ sẽ tăng cao. Đây là một chất nếu dùng ít sẽ tốt cho sức khoẻ nhưng nếu dùng nhiều sẽ có các ảnh hưởng xấu, biến thành độc tố nguy hiểm. 

Củ khoai tây khi mọc mầm không nên ăn
Củ khoai tây khi mọc mầm không nên ăn

Khi ăn khoai tây mọc mầm mọi người dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy, buồn nôn… Nếu lượng ăn nhiều nghiêm trọng hơn sẽ bị hạ huyết áp, sốt, đau đầu, rối loạn mạch đập… Không chỉ vậy một vài trường hợp ăn khoai tây mọc mầm còn có thể dẫn đến tử vong nên mọi người cần tránh xa.

Khoai lang

Theo các chuyên gia, củ khoai lang mọc mầm khi ăn vào sẽ dễ dẫn đến nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt… Đặc biệt là những người có hệ tiêu hoá yếu như người già, trẻ em sẽ càng phổ biến hơn.

Bên cạnh đó, khoai lang khi mọc mầm sẽ mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng. Do đó mọi người nên có cách bảo quản đúng hoặc ăn sớm khi vừa mua về.

Ăn khoai lang mọc mầm có thể gây hại sức khoẻ
Ăn khoai lang mọc mầm có thể gây hại sức khoẻ

Lạc (đậu phộng)

Lạc hay đậu phộng cũng là một trong các loại củ không nên ăn khi mọc mầm. Nhưng điều này không phải do lạc có độc mà vì dễ bị nhiễm nấm mốc. Một loại nấm mốc thường có khi lạc nảy mầm vô cùng nguy hiểm. Chúng sẽ làm sản sinh một loại độc tố là aflatoxin, tăng nguy cơ bị ung thư cho người dùng. Hầu như mọi người ít có cách bảo quản lạc đúng nên khi nảy mầm rất dễ bị nhiễm khuẩn. Chính vì vậy lời khuyên cho mọi người đó là không nên ăn.

Ngược lại nếu như quy trình bảo quản khoa học và đảm bảo không bị nhiễm nấm mốc thì có thể ăn. Trên thực tế, lạc mọc mầm sẽ giàu dinh dưỡng hơn, đặc biệt là protein và vitamin E. Do đó nếu chắc chắn chúng không nhiễm nấm mốc thì mọi người hoàn toàn có thể dùng.

Lạc không nên ăn khi nảy mầm
Lạc không nên ăn khi nảy mầm

Gừng

Củ gì mọc mầm không nên ăn còn có củ gừng. Đây là một nguyên liệu chế biến món ăn quen thuộc với mọi người nhưng nếu đã mọc mầm nên không nên dùng. Theo các chuyên gia, gừng khi mọc mầm dễ sinh ra chất độc, điển hình là aflatoxin.

Ăn nhiều gừng chứa aflatoxin sẽ dẫn đến tích tụ chất này trong cơ thể và tăng nguy cơ bị ung thư. Bên cạnh đó củ gừng mọc mầm cũng thường nhiễm nấm và vi khuẩn nên tốt nhất là không nên sử dụng.

Gừng mọc mầm không tốt cho sức khỏe
Gừng mọc mầm không tốt cho sức khỏe

Củ sắn

Củ sắn mọc mầm cũng rất không nên ăn. Theo các chuyên gia, khi mọc mầm phần thịt củ sắn sẽ có những biến đổi nhất định. Đặc biệt là việc hình thành nên chất alkaloid solanine không tốt cho sức khỏe. Chất này sẽ khiến mọi người xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, khó thở, đau tức ngực… Do đó tốt nhất mọi người không nên ăn củ sắn khi đã mọc mầm.

Ngoài ra, như nhiều loại củ khác, sắn khi mọc mầm thì thành phần dinh dưỡng sẽ mất đi rất nhiều. Chính vì vậy các gia đình nên tranh thủ ăn khi vừa mua về và cần kiểm tra kỹ củ có mọc mầm hay chưa trước khi dùng.

Không nên ăn củ sắn nảy mầm
Không nên ăn củ sắn nảy mầm

Củ dền

Củ gì mọc mầm không nên ăn còn có củ dền. Loại củ này được dùng rất nhiều trong các món hầm canh hoặc dùng tạo màu cho món ăn. Chúng vô cùng bổ dưỡng và chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu củ dền đã mọc mầm thì mọi người không nên sử dụng. Lý do hàng đầu không nên ăn củ dền khi mọc mầm là vì dễ chứa nấm độc. Ăn vào sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu, đau bụng và nghiêm trọng hơn là tiêu chảy.

Củ dền bảo quản không đúng dễ mọc mầm
Củ dền bảo quản không đúng dễ mọc mầm

Bên cạnh đó, củ dền khi mọc mầm dùng chế biến món ăn sẽ sinh vị đắng. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hương vị món ăn. Thành phần dinh dưỡng trong củ dền cũng sẽ tiêu hao nhiều khi chúng mọc mầm nên mọi người hãy tranh thủ ăn từ sớm.

Củ khoai môn

Khoai môn là một trong các loại củ không nên ăn khi mọc mầm. Củ khoai môn trong môi trường hơi ẩm một chút, hoặc để trong tủ lạnh rất dễ mọc mầm. Lúc này mọi người nên bỏ đi không nên dùng nấu ăn. Theo các chuyên gia, khoai môn khi mọc mầm sẽ sinh chất solaine. Đây là một chất độc không tốt cho sức khỏe. Mầm khoai càng cao thì solaine sẽ càng nhiều và ăn vào dễ dẫn đến việc bị ngộ độc, gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, khó thở…

Bên cạnh đó củ khoai môn khi mọc mầm cũng dễ sinh nấm mốc và vi khuẩn. Do đó tốt nhất mọi người nên tránh dùng hoặc có cách bảo quản, vệ sinh khoa học nhất.

Không nên ăn khoai môn mọc mầm
Không nên ăn khoai môn mọc mầm

Vậy củ nén mọc mầm có ăn được không? Câu trả lời là KHÔNG. Vì ăn vào sẽ làm cơ thể dễ đau bụng, tiêu chảy ngoài ra còn tích tụ độc tố dễ làm hại đến gan và cơ thể

Vì sao không nên ăn củ mọc mầm?

Không phải tự nhiên mà các chuyên viên lại khuyên mọi người không nên ăn rau củ mọc mầm. Có rất nhiều điều không tốt khi sử dụng chúng có thể kể đến như:

  • Trước tiên củ mọc mầm dễ sinh chất độc. Những chất này tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây rối loạn tiêu hoá và cả nguy cơ ung thư.
  • Rau củ mọc mầm sẽ dễ nhiễm vi khuẩn và nấm mốc nguy hiểm.
  • Thành phần dinh dưỡng trong củ mọc mầm suy giảm nhiều, không còn tốt cho sức khoẻ như ban đầu.
  • Hương vị của một vài củ cũng thay đổi nhất định, ảnh hưởng trực tiếp đến các món chế biến ra.

Chính vì những lí do trên nên tốt nhất mọi người cần tránh ăn củ mọc mầm. Ngoài ra cũng phải tìm hiểu về cách bảo quản đúng để củ mua về không bị mọc mầm sớm.

Các loại củ nảy mầm dễ gây ngộ độc
Các loại củ nảy mầm dễ gây ngộ độc

Lỡ ăn củ mọc mầm phải làm sao?

Có thể thấy không ít các loại rau củ mọc mầm gây hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết để phòng tránh. Nếu lỡ ăn phải rau củ mọc mầm mọi người nên lưu ý xử lý như sau:

  • Đầu tiên hãy uống nhiều nước để giúp thúc đẩy quá trình trao đổi và đào thải của cơ thể.
  • Nếu chỉ ăn lượng ít nên chú ý quan sát tình hình cơ thể trong khoảng 1 ngày. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường nên mua thuốc uống để giảm bớt.
  • Khi ăn lượng củ mọc mầm số lượng nhiều mà đặc biệt là người già, trẻ nhỏ mà có các triệu chứng khó chịu cần lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Mặc dù củ mọc mầm không tốt cho sức khoẻ nhưng thường phải ăn nhiều mới có các triệu chứng rõ rệt. Nếu chỉ lỡ ăn lượng ít mọi người không nên quá lo lắng, cứ bình tĩnh quan sát tại nhà.

Trên đây là một vài thông tin giải đáp cho mọi người về vấn đề củ gì mọc mầm không nên ăn. Seoul Academy hy vọng chị em nội trợ có thêm kiến thức để giúp bữa ăn được an toàn và dinh dưỡng hơn. Ngoài ra cũng nên xem xét các loại thực phẩm kỵ với nhau để tránh nấu cùng gây ngộ độc.

Xem ngay: Lươn kỵ với rau củ gì? Các thực phẩm nên tránh xa với lươn

/5 ( vote)

No reviews yet!

author-mobile
stock

Nguyen Thuy Hang

Head of Instructor, Skin Care - Spa at Seoul Academy International Aesthetic Training System with over 12 years of experience in Skin Care, Swiss Cidesco Aesthetic Certificate 2011, Body Cibtac Singapore Advanced Certificate, Asian Beauty Industry Association Jury.

COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES