Bệnh tim có phun môi được không? Những ai không nên xăm môi?

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Phun môi là một phương pháp làm đẹp môi hiện đại, hiệu quả cao lại ít gây đau, rát. Nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp làm đẹp này. Một số đối tượng như: Phụ nữ đang mang thai, người bị tiểu đường, dị ứng… được bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện phun môi. Nhưng người bị bệnh tim có phun môi được không? 

Người mắc bệnh tim có phun môi được không? Đối tượng nào không được phun môi?
Người mắc bệnh tim có phun môi được không? Đối tượng nào không được phun môi?

Vậy bệnh tim có phun môi được không?

Do phun môi là phương pháp làm đẹp xâm lấn và bệnh tim của mỗi người ở các mức độ nghiêm trọng hay nhẹ khác nhau. Theo các chuyên gia tim mạch thì người bệnh tim hoặc có tiền sử bệnh tim mạch KHÔNG NÊN phun môi.

Nên trước khi phun môi, bạn nên được nghe tư vấn từ bác sĩ tim mạch thay vì bác sĩ chuyên ngành thẩm mỹ. Bởi lẽ, bác sĩ tim mạch sẽ hiểu rõ vấn đề này hơn rất nhiều: Liệu khi phun môi, người mắc bệnh tim có ảnh hưởng gì không? 

Hãy nhớ, nghe tư vấn và lời khuyên của bác sĩ trước khi đến các trung tâm làm đẹp nhé! Và lưu ý, luôn cẩn thận và hoàn toàn nghe lời bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân mình. 

Nếu mắc bệnh tim mạch, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi phun môi
Nếu mắc bệnh tim mạch, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi phun môi

Những ai không nên xăm môi

Bệnh tim có phun môi được không cần nghe ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang là một trong những đối tượng dưới đây, bạn tuyệt đối không được phun môi. Cụ thể những người không nên xăm môi: 

  • Mẹ bỉm đang trong thời gian cho con bú
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Những người mắc bệnh tiểu đường
  • Mắc chứng bệnh máu khó đông
  • Người đang trong thời gian hóa trị, xạ trị
  • Người sử dụng chất kích thích nhiều
  • Người bị sẹo dưới 6 tháng ở vùng môi

Mẹ bỉm đang trong thời gian cho con bú

Thành phần của mực xăm thường chứa nhiều kim loại nặng và hóa chất tạo màu. Mặc dù hàm lượng cực kỳ nhỏ và dù có sử dụng mực phun cao cấp hay mực organic đi chăng nữa, thì điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Do đó, nếu mẹ bỉm đang trong thời gian cho con bú, dù muốn lắm nhưng hãy cố gắng chờ đợi bé nhà mình cai được sữa mẹ. Đến lúc đó hãy phun môi cũng không muộn các mẹ nhé!

Phụ nữ đang mang thai

Cũng tương tự như trên, cơ thể của mẹ bầu chính là nguồn dinh dưỡng nuôi thai. Do đó, nếu phun xăm, các chất gây hại trong mực xăm sẽ ảnh hưởng đến bào thai và dễ gây dị tật cho bé ngay từ trong bụng mẹ.

Những người mắc bệnh tiểu đường

Đối với những đối tượng mắc bệnh tiểu đường, bạn cần phải xác định rõ tình trạng bệnh của mình. Liệu lượng đường có ổn không, huyết áp như thế nào, có biến chứng gì không?… Nếu không thể tự xác định, hãy hỏi ngay ý kiến bác sĩ trước khi quyết định phun xăm. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn không nên thực hiện phương pháp làm đẹp này vì có quá nhiều rủi ro. 

Phụ nữ mang thai không được xăm môi
Phụ nữ mang thai không được xăm môi

Mắc chứng bệnh máu khó đông

Máu khó đông cụ thể là bệnh máu sẽ luôn chảy và khó có thể cầm được máu nếu có vết thương hở xuất hiện. Trong khi đó, phun môi là phương pháp xâm lấn. Việc máu không thể đông sẽ khiến quá trình phun xăm gặp nhiều khó khăn và kéo dài. Thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng hoặc để lại sẹo sau khi phun môi. 

Vậy nên, nếu bạn mắc bệnh này, tuyệt đối không được phun môi hay xăm môi nhé!

Người đang trong thời gian hóa trị, xạ trị

Những đối tượng ở nhóm này thường có thể trạng yếu, không được tốt và rất nhạy cảm. Do đó, sau khi phun xăm, thời gian lành của môi sẽ kéo dài hơn, lâu hơn. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến kết quả phun môi không đẹp. 

Thậm chí đối với những trường hợp thiếu máu nặng, nguy cơ nhiễm trùng sau khi phun môi là rất lớn. 

Người sử dụng chất kích thích nhiều

Những người thường xuyên sử dụng và uống chất kích thích, có chứa cồn sẽ có quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được ổn định. Chính điều này sẽ gây ra một số hiện tượng khi phun môi như:

  • Máu khó đông, gây cản trở việc phun môi
  • Đường phun môi sẽ không đẹp, thậm chí để lại sẹo và thâm môi. 
  • Màu mực không đều môi sẽ thường xuyên loang lổ và không lên đúng màu. 
Người uống nhiều rượu, bia cũng không được phun môi
Người uống nhiều rượu, bia cũng không được phun môi

Người bị sẹo dưới 6 tháng ở vùng môi

Những vết sẹo dưới 6 tháng thường chưa lành hẳn, rất dễ bị tổn thương. Do đó, nếu môi đang có sẹo mà bạn tiếp tục phun môi thì vết sẹo lại thêm sự tổn thương mới, điều này sẽ khiến khó đi kim chỗ sẹo. Ngoài ra, trong quá trình lành lại sau phun môi, chỗ sẹo sẽ lành lâu hơn, điều này ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của môi về sau này. 

Hy vọng với những thông tin về bệnh tim có phun môi được không. Cũng như những bệnh lý không được phép phun môi chia sẻ ở trên. Bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích để xem xét bản thân mình có nên thực hiện phương pháp làm đẹp này hay không? 

Phun môi có thể làm đẹp môi và giúp bạn tự tin hơn. Nhưng nếu phun môi gây nguy hiểm đến tính mạng hay biết chắc chắn việc phun môi sẽ không có kết quả môi đẹp nhất. Thì tốt nhất bạn không nên sử dụng phương pháp phun môi nhé!  Trên đây là bài viết của Seoul Academy – Hệ thống đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về khóa đào tạo phun xăm thẩm mỹ hãy tham khảo ngay tại seoulacademy.edu.vn hoặc liên hệ 1800 0084 để được giải đáp mọi thắc mắc của mình.

/5 ( vote)

No reviews yet!

author-mobile
stock

Nguyen Thuy Hang

Head of Instructor, Skin Care - Spa at Seoul Academy - International Aesthetic Training System with over 12 years of experience in Skin Care, Swiss Cidesco Aesthetic Certificate 2011, Body Cibtac Singapore Advanced Certificate, Asian Beauty Industry Association jury.

COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES