Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Trung Thu 2025?

Font size
  • Default
  • Bigger
()

Câu hỏi “Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung Thu?” luôn là thắc mắc của nhiều người. Đây là một ngày tết quan trọng, có nhiều ý nghĩa to lớn nên việc nắm rõ thông tin sẽ giúp chuẩn bị tốt hơn. Cùng tìm hiểu về ngày tết trung thu cũng như các lưu ý quan trọng trong ngày này.

ĐẾM NGƯỢC ĐẾN NGÀY TRUNG THU 2025

  • Ngày
  • Giờ
  • Phút
  • Giây

TẾT TRUNG THU 2025 RƠI VÀO NGÀY 11/10/2025

Tết trung thu 2025 ngày mấy, thứ mấy?

Tết Trung Thu còn có nhiều tên gọi khác nhau như:  Tết trẻ em, Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi,… Đây là một trong những ngày tết mang nhiều ý nghĩa được tổ chức hằng năm vào ngày 15/8 (Rằm tháng 8) Âm lịch, người ta lại tổ chức nhiều hoạt động để ăn mừng ngày này. Tết trung thu 2025 sẽ rơi vào thứ 6, ngày 11/10/2025 Dương lịch. Do đó mọi người sẽ có nhiều thời gian hơn để quây quần bên gia đình hay vui chơi, du lịch…

Tết trung thu rơi vào ngày rằm tháng 8 hàng năm
Tết trung thu rơi vào ngày rằm tháng 8 hàng năm

Còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu?

Một trong những thắc mắc của rất nhiều người đó là mấy ngày nữa đến trung thu. Tính theo thời điểm hiện tại sẽ còn 360 ngày nữa để đến trung thu 2025. Nhìn chung vì là đầu năm nên sẽ còn khá lâu để đến ngày tết trăng tròn. Mặc dù vậy cũng có nhiều người đã bắt đầu quan tâm đến ngày trung thu, tìm hiểu các thủ tục cũng như các vấn đề liên quan. 

Việc nắm bắt bao nhiêu ngày nữa là trung thu và chuẩn bị sớm nhìn chung rất tốt. Đặc biệt các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cần có sự nghiên cứu sớm để đẩy mạnh các chiến lược cho ngày này.

Ý nghĩa ngày Tết trung thu

Tết trung thu hay còn có nhiều các tên gọi khác như rằm tháng 8, tết đoàn viên, tết trông trăng… Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là tết trung thu, ý chỉ ngày tết rơi vào giữa mùa thu hàng năm. Theo nhiều tài liệu, ngày tết này có nguồn gốc từ Trung Hoa sau đó đã du nhập vào Việt Nam.

Ngày này cứ đến tết trung thu hàng năm, người ta sẽ tổ chức nhiều các hoạt động ăn mừng. Ngày này được xem như là dịp để gia đình đoàn viên, quay quần bên nhau ăn bữa cơm ấm cúng. Ngoài ra còn nhiều các ý nghĩa khác như là dịp để trẻ em vui chơi, dịp để gửi những lời cầu chúc đến vầng trăng tròn.

Tết trung thu mang nhiều ý nghĩa
Tết trung thu mang nhiều ý nghĩa

Những hoạt động trong ngày tết trung thu

Bên cạnh còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu, thì vấn đề những hoạt động trong ngày tết trung thu cũng được nhắc đến rất nhiều. Trong ngày tết trung thu diễn ra nhiều các hoạt động khác nhau. Mặc dù chỉ vui chơi chủ yếu và đêm trăng rằm tháng 8 nhưng vẫn có không ít những điều thú vị trong ngày này.

Rước đèn, làm lồng đèn

Nhắc đến ngày tết trung thu người ta sẽ nghĩ ngay đến những chiếc lồng đèn với nhiều hình thù thú vị. Trước đây, hoạt động tự làm lồng đèn phổ biến hơn rất nhiều. Hầu hết các trường học đều tổ chức các cuộc thi để chấm điểm cho những chiếc đèn làm thủ công đẹp nhất. Mặc dù hiện tại đã ít đi nhưng hoạt động làm lồng đèn vẫn rất thú vị cho các bé.

Song song đó còn có chương trình rước đèn được tổ chức ở hầu hết các tỉnh thành. Những chiếc lồng đèn to lớn diễu hành khắp đường phố trong không khí vui tươi, tràn ngập tiếng cười là hình ảnh không thể thiếu trong ngày trung thu.

Rước đèn nhộn nhịp trong đêm trung thu
Rước đèn nhộn nhịp trong đêm trung thu

Múa lân sư rồng

Một hoạt động khác cũng diễn ra nhiều trong ngày trung thu đó là múa lân sư rồng. Chủ yếu các công ty hay trung tâm thương mại sẽ tốt chức để phục vụ khách hàng, mang đến không khí vui tươi hơn trong ngày tết trung thu. Song song với múa lân sư rồng sẽ kèm theo các chương trình văn nghệ hấp dẫn khác.

Hoạt động múa lân sư rồng thú vị
Hoạt động múa lân sư rồng thú vị

Ngắm trăng

Đến ngày trung thu mọi người chắc chắn không nên bỏ qua hoạt động ngắm trăng. Rằm tháng 8 được xem là một trong các thời điểm trăng tròn và đẹp nhất trong năm. Do đó, việc cùng ngồi ngắm trăng sẽ mang đến một trải nghiệm rất thú vị trong ngày này.

Bày mâm cúng

Đến ngày tết trung thu thường người ta sẽ làm một bữa cơm đặc biệt để dâng lên người thân đã khuất. Mâm cúng trong ngày này sẽ đơn giản hơn so với các dịp dỗ hay tết nguyên đán. Thường sẽ bao gồm các món đặc trưng như gà luộc, xôi, trái cây, bánh trung thu, dưa hấu, bánh dẻo, hoa tươi… Cần đặc biệt chú ý không thể thiếu bánh trung thu vì đây là một trong các đặc trưng của ngày tết này.

Mâm cúng đơn giản nhưng không thể thiếu trong ngày tết trung thu
Mâm cúng đơn giản nhưng không thể thiếu trong ngày tết trung thu

Cơm đoàn viên

Không thể thiếu trong ngày tết trung thu chính là bữa cơm đoàn viên. Thời điểm này mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để cùng ăn cơm và trò chuyện. Tưởng như một hoạt động bình thường nhưng trên thực tế lại mang ý nghĩa to lớn. Đây như là một cách để con cái thể hiện lòng yêu thương, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ.

Bữa cơm đoàn viên cùng gia đình trong ngày tết trung thu
Bữa cơm đoàn viên cùng gia đình trong ngày tết trung thu

Dạo phố đèn lồng

Tại nhiều các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Hội An, Đà Nẵng… đến ngày tết trung thu sẽ có các con phố đặc trưng trang trí đèn lồng đẹp mắt. Đặc biệt là ở các khu vực đông người Hoa sinh sống. Các con phố lên đèn lung linh mang đến vẻ đẹp hoài cổ là điểm đến lý tưởng cho mọi người. Nếu có dịp các bạn có thể thử dạo những nơi này trong ngày tết trung thu.

Những biểu trưng của ngày tết trung thu

Cứ đến ngày tết trung thu sẽ xuất hiện rất nhiều hình ảnh quen thuộc. Chúng được trang trí nhiều nơi, xuất hiện qua các kênh truyền thông. Mọi người cũng có thể sử dụng để trang trí tại nhà, giúp không gian ấm cúng, ngập tràn hơi thở tết trung thu hơn. Cùng điểm qua một vài những hình ảnh biểu trưng xuất hiện trong ngày tết trung thu.

Hình ảnh lồng đèn

Cũng được dùng trang trí rất nhiều trong ngày tết trung thu đó là những chiếc lồng đèn. Dạo các con phố trong những ngày sắp đến rằm tháng 8 mọi người dễ dàng nhận thấy lồng đèn xuất hiện ở các cửa hàng, quán ăn, cà phê, trung tâm thương mại… Một vài chiếc lồng đèn hay đơn giản là giấy dán cũng đủ giúp gia đình mọi người ngập tràn không khí tết trung thu.

Hình ảnh lồng đèn ông sao quen thuộc trong ngày trung thu
Hình ảnh lồng đèn ông sao quen thuộc trong ngày trung thu

Bánh trung thu

Đến ngày rằm tháng 8 mọi người sẽ thấy khắp nơi đều là hình ảnh những chiếc bánh trung thu. Đó có thể là các cửa hàng bánh hoặc hình dán, mô hình được dùng trang trí. Bánh trung thu có thể nói là biểu trưng không thể thiếu cho ngày tết quan trọng này.

Chị Hằng Nga và chú Cuội

Chị Hằng Nga và chú Cuội cũng là hình ảnh đặc trưng cho ngày tết trung thu. Theo dân gian đây là 2 nhân vật sống trên cung trăng cùng với thỏ ngọc. Do đó đến ngày trăng tròn tháng 8, người ta thường sẽ vẽ nên hình ảnh chị Hằng, chú Cuội quây quần bên các bé với nhiều các hoạt động khác nhau. Trên thực tế nhiều các chương trình văn nghệ, giải trí các diễn viên cũng hóa thân thành các nhân vật này.

Hình ảnh chị Hằng và chú Cuội xuất hiện nhiều nơi
Hình ảnh chị Hằng và chú Cuội xuất hiện nhiều nơi

Hình ảnh vầng trăng

Một biểu trưng khác cho ngày tết trung thu đó là vầng trăng. Vầng trăng tròn trong ngày rằm đã trở nên quan thuộc mà mỗi khi nhìn thấy người ta sẽ nghĩ ngay đến tết trung thu. Trăng tròn thể hiện sự đong đầy, ấm cúng cũng một ánh sáng chói lọi soi sáng dân gian.

Những điều nên và không nên làm trong ngày Tết Trung Thu

Ngày Tết Trung Thu, còn được gọi là Tết Trung Thu hay Tết Trồng Trăng, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của nhiều nước châu Á, đặc biệt là trong nền văn hóa Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài thắc mắc bao lâu nữa tới trung thu thì mọi người cần lưu ý về những điều nên và không nên làm trong ngày Tết Trung Thu:

Những điều nên làm ngày Tết Trung Thu

  • Chung vui với gia đình: Tết Trung Thu là dịp để cả gia đình sum họp, cùng nhau thể hiện tình cảm và tạo niềm vui.
  • Dự lễ hội: Nhiều nơi tổ chức các lễ hội, hoạt động truyền thống như diễu hành đèn lồng, múa lân, múa rồng… Tham gia vào các hoạt động này để tận hưởng không khí vui tươi của ngày Tết.
  • Trang trí nhà cửa: Trang trí nhà cửa bằng đèn lồng, hoa đăng và các hình ảnh liên quan đến trăng và đêm Trung Thu để tạo không gian ấm cúng và truyền thống.
  • Thưởng thức bánh Trung Thu: Mua và thưởng thức các loại bánh Trung Thu truyền thống như bánh dẻo, bánh nướng, bánh kem… Đây cũng là dịp để chia sẻ và tặng quà.
  • Chơi trò chơi dân gian: Trong ngày Tết Trung Thu, bạn có thể chơi những trò chơi truyền thống như đập trống, đánh cờ tướng, đá cầu, kéo co…

Những điều không nên làm

  • Lãng phí thức ăn: Tránh lãng phí thức ăn, đặc biệt là bánh Trung Thu, vì chúng thường mang ý nghĩa tặng gửi tình cảm và ý nghĩa.
  • Quên nghĩ đến người thân yêu: Nếu có thể, hãy tặng quà hoặc thể hiện tình cảm đến người thân yêu, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.
  • Ứng xử thiếu văn hóa: Tránh các hành vi thiếu tôn trọng và vi phạm quy cách văn hóa trong ngày lễ, như không nên mang đèn lồng vào nơi linh thiêng hoặc gây ồn ào.
  • Cẩn thận khi sử dụng đèn lồng: Đối với đèn lồng nến, hãy cẩn thận khi thay nến để tránh gây cháy nổ hoặc làm hỏng đèn.
  • Quên đi ý nghĩa tốt đẹp: Hãy nhớ rằng ngày Tết Trung Thu không chỉ là dịp vui chơi mà còn mang theo nhiều ý nghĩa về tình thân, lòng biết ơn và tôn vinh tổ tiên.

Nhớ rằng, những điều này có thể thay đổi tùy theo văn hóa và truyền thống của từng nơi, bạn nên tìm hiểu và tuân thủ theo phong tục của người dân trong khu vực bạn sống.

Trên đây Seoul Academy vừa giải đáp thắc mắc cho mọi người về việc còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu. Cùng với đó là rất nhiều các thông tin thú vị khác về ngày này. Hy vọng mọi người sẽ có sự chuẩn bị chu đáo để mang đến một mùa tết đoàn viên ý nghĩa và đáng nhớ.

/5 ( vote)

No reviews yet!

author-mobile
stock

Nguyen Thuy Hang

Head of Instructor, Skin Care - Spa at Seoul Academy - International Aesthetic Training System with over 12 years of experience in Skin Care, Swiss Cidesco Aesthetic Certificate 2011, Body Cibtac Singapore Advanced Certificate, Asian Beauty Industry Association jury.

COMMENT (0 comments)
ARTICLES ON THE SAME TOPIC
RELATED VIDEOS
WHAT THE PRESS SAY ABOUT US
youth
youth
legal life
24h
vnexpress
channel 14
vietbao
long time
EVENT ACTIVITIES