- Default
- Bigger
Tại Việt Nam, ngành dược là ngành học luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ và cả phụ huynh. Ngay khi có ý định chọn ngành này, rất nhiều câu hỏi “học dược có khó không”, “học dược có dễ xin việc không” xuất hiện dày đặc trên các diễn đàn sinh viên. Nếu có cùng thắc mắc cũng như đang tìm kiếm câu trả lời chính xác, bài viết dưới đây là dành cho bạn.
Dược là ngành học gì?
Ngành dược sĩ là ngành học thuộc lĩnh vực khoa học ứng dụng, nghiên cứu về thuốc. Có 3 lĩnh vực nghiên cứu chính khi học ngành này chính là:
- Chế tạo ra nguyên liệu làm việc quá trình nghiên cứu mối quan hệ giữa thuốc và cơ thể.
- Cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh.
- Cách sử dụng các chất lấy từ tự nhiên hay tổng hợp để chống lại bệnh tật, bảo vệ cơ thể và chăm sóc sức khỏe con người.
Có thể hiểu rằng, ngành dược sĩ đào tạo bạn trở thành dược sĩ hay còn gọi là thầy thuốc, là người làm việc trong ngành dược có chuyên môn về thuốc tân dược trong ngành Y tế. Khi bạn trở thành dược sĩ, bạn sẽ tham gia vào quá trình điều trị bệnh thông qua theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân và giải thích các đơn thuốc được kê từ các Y sĩ, Bác sĩ.
Ngành dược sĩ học những môn gì?
Nội dung và chương trình học của ngành dược sẽ một phần nói lên rằng học dược có khó không. Vì vậy, với mục đích tìm câu trả lời cho thắc mắc trên, bạn nên tham khảo ngành dược sĩ học những môn gì.
Chương trình học của ngành dược sĩ có đặc thù riêng, các sinh viên ngành dược sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ các môn cơ sở đến chuyên ngành. Hiện nay, các trường Đại học hay Cao đẳng có chương trình đào tạo với 3 bộ môn chính bao gồm bộ môn đại cương, bộ môn cơ sở ngành, bộ môn chuyên ngành.
Bộ môn đại cương bao gồm:
- Advanced Mathematics
- Xác suất thống kê
- Hoá học
- Vật lý
- Giới thiệu về dược
Bộ môn cơ sở ngành bao gồm:
- Giải phẫu
- Sinh lý bệnh dịch
- Hoá sinh
Bộ môn chuyên ngành bao gồm:
- Kinh tế dược
- Pháp chế dược
- Hoá phân tích
- Bệnh học
- Dược
- Thực vật
- Hoá sinh
- Dược học
- Bào chế thuốc
- Kiểm nghiệm thuốc
- Cách quản lý tồn trữ thuốc
- Dược lý học
Chương trình học của sinh viên ngành dược được đào tạo ở hệ Cao đẳng và Đại học. Thời gian học ngành dược ở Đại học là 5 năm và hệ Cao đẳng là 2,5 năm. Ngoài ra, để tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm làm việc, sinh viên sau khi học cần đi thực tập thực tế ở các doanh nghiệp, quầy thuốc tư nhân,…
See also: Danh sách 15 các trường đào tạo ngành xét nghiệm y học tốt nhất
Học dược có khó không? Học trong bao lâu?
Trên thực tế, học ngành dược được xem là ngành không hề dễ. Ngành học này đòi hỏi sinh viên phải là người cẩn thận, nhẫn nại, chịu khó, kiên trì và có khả năng tập trung cao độ. Điều này được giải thích rằng ngành dược liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh.
Chương trình học dược phải từ từ 5 – 7 năm học, thực tập thực tế để đủ tiêu chuẩn làm nghề. Ngoài ra, kiến thức trong quá trình đào tạo phải từ cơ bản đến nâng cao bao gồm các môn “khó nuốt” như công nghệ nano, chuyên sâu về thuốc, điều trị bệnh cơ bản, chăm sóc dược lâm sàng,…
Nói tóm lại, học dược có khó không phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng kiến thức sẵn có và tính cách trong con người bạn. Vậy nên, bạn có thể dựa vào điều kiện trên để tìm ra câu trả lời phù hợp nhất với mình.
Có nên học ngành dược không?
Câu trả lời là CÓ. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ dược sĩ chất lượng của nước ta chỉ đạt 1.19/10.000 dân trên toàn quốc. Sự khan hiếm này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất và cung ứng của các công ty chế biến thuốc tại nước ta hay các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta. Rõ ràng, đây là minh chứng cho sự thiếu hụt nhân lực ngành dược hiện nay.
Bên cạnh đó, ngành dược không kén chọn đối tượng học, tức là dù bạn nam hay nữ hoặc bất kỳ độ tuổi nào, nếu đáp ứng đủ nhu cầu học thì bạn vẫn có thể trở thành sinh viên ngành dược.
Hơn nữa, ngành dược đa dạng vị trí làm việc như dược sĩ bán thuốc, tử mở cửa hàng kinh doanh, dược sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu, phân phối thuốc, sản xuất thuốc,… Vậy nên, bạn không cần lo lắng khi học xong không có việc làm. Đặc biệt, mức lương của dược sĩ tại Việt Nam và cả nước ngoài rất cao. Sau khi đã có kinh nghiệm làm việc dày dặn, mức lương có thể tăng từ 10 – 50 triệu/ tháng.
Học dược có dễ xin việc không?
Học dược có dễ xin việc không? Đây là thắc mắc của không ít người muốn theo học hay đang theo học ngành này. Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản rằng học dược chỉ có thể xin bán thuốc tại các các quầy thuốc bệnh viện, tư nhân hoặc tự mở cửa hiệu bán thuốc tại nhà. Đây là những ý kiến, suy nghĩ đúng nhưng chưa đủ.
Công việc của ngành dược khá đa dạng, không chỉ bán thuốc mà sinh viên ra trường còn làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Bởi vì quy trình chế biến và sản xuất các loại thuốc là rất phức tạp và cần nhiều nhân lực. Bạn có thể chọn làm nhà nghiên cứu thuốc, tham gia vào quá trình bào chế thuốc,… Do đó, ngành dược sĩ là ngành học có khả năng xin việc cao. Nếu đủ thực lực, bạn có thể tiến xa và thành công trong con đường dược sĩ.
Trong quá trình học tập và làm nghề, bạn có thể tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng để khởi nghiệp, tự mở cửa hiệu thuốc và xây dựng công ty dược phẩm mang thương hiệu riêng của bản thân. Đây là cơ hội phát triển rất có tiềm năng ở nước ta trong thời điểm hiện tại.
Vậy nên, để trả lời cho câu hỏi học dược có dễ xin việc không thì đáp án chính là có – học dược dễ xin việc và có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Sinh viên học dược ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học dược ra làm gì là chủ đề khiến nhiều học sinh, sinh viên và phụ huynh tò mò. Tuỳ thuộc vào bằng cấp, kiến thức và mục tiêu việc làm mà sinh viên ngành dược sau khi ra trường có thể tìm hiểu về các vị trí sau:
Dược sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu
Bên cạnh việc bán thuốc hay tự kinh doanh thuốc, dược sĩ có thể làm việc thuộc lĩnh vực nghiên cứu trong Viện Dược liệu, Viện kiểm nghiệm, Viện dịch tễ, Y học cổ truyền hay Trường đào tạo y dược,… Đây là câu trả lời cho những bạn hỏi sinh viên tốt nghiệp ngành học dược ra làm gì.
Dược sĩ trong lĩnh vực quản lý Dược cấp nhà nước
Trở thành dược sĩ trong lĩnh vực quản lý dược cấp nhà nước là một đáp án của thắc mắc học dược ra làm gì. Lúc này, vai trò của người dược sĩ là quản lý sự vận hành của hệ thống ngành dược Việt Nam. Công việc này đòi hỏi dược sĩ phải có đủ trình độ và chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết nhất để quản lý, giao tiếp và xử lý tình huống phát sinh,…
Dược sĩ trong lĩnh vực sản xuất thuốc
Nếu bạn có tích cách tỉ mỉ, chăm chỉ cũng như kiến thức chuyên ngành vững vàng, cử nhân ngành dược có thể làm việc vị trí dược sĩ trong lĩnh vực sản xuất thuốc. Các doanh nghiệp, công ty dược phẩm tư nhân tuyển dụng vị trí này với mức lương rất hấp dẫn. Thay vì lựa chọn làm việc tại nhà nước, bạn có thể chọn làm việc tại công ty tư nhân.
Dược sĩ trong phân phối, lưu thông thuốc
Một trong những công việc trong ngành dược mà bạn có thể làm chính là dược sĩ trong phân phối, lưu thông thuốc. Khi làm việc tại vị trí này, bạn được tham gia vào quy trình sản xuất và phân phối, lưu thông dược phẩm đến tay người tiêu dùng. Các công ty dược phẩm Việt Nam, công ty TNHH hay công ty tư nhân về sản phẩm dược, nhà thuốc và hiệu thuốc,… thường xuyên tuyển dụng vị trí trình dược viên. Do đó, bạn có thể ứng tuyển khi không biết học dược ra làm gì.
Dược sĩ trong đào tạo nhân lực ngành dược
Hiện nay, sinh viên ngành dược sĩ có thể chọn làm việc trong lĩnh vực đào tạo nhân lực ngành dược. Công việc này yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm và kiến thức dày dặn cùng với kỹ năng giảng dạy, đào tạo tốt. Khi đó, bạn có thể làm giảng viên tại các trường Y dược hệ Trung cấp, Cao đẳng, thậm chí là Đại học.
Dược sĩ trong kiểm nghiệm chất lượng thuốc
Các Viện kiểm nghiệm Trung ương, Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh hay phòng kiểm nghiệm ở xí nghiệp, công ty trong và ngoài nước thường xuyên tuyển dụng vị trí dược sĩ kiểm nghiệm chất lượng thuốc. Yêu cầu của vị trí này là sự chuẩn xác, tỉ mỉ và phải tuân thủ quy trình làm việc chuẩn.
You may be interested in: Ai có thể học nghề kính thuốc? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề?
Lưu ý khi chọn học ngành dược
Bên cạnh việc tìm hiểu học dược có khó không, bạn cần lưu ý một số điều khi chọn ngành dược. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều khi học tập và trở thành dược sĩ sau này.
- Đặt mục tiêu học tập rõ ràng từ đầu: Chương trình học của ngành dược khá nặng và phúc tạp. Vì vậy, nếu đặt mục tiêu học ngành dược và tìm hiểu thông tin về ngành này từ đầu, học sinh có thời gian để tập trung ôn luyện các môn học, kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến ngành này.
- Tìm ra phương pháp học tập phù hợp: Khi học ngành dược, bạn sẽ phải tự tìm ra các phương pháp học tập phù hợp với mình nhất. Vì phần lớn kiến thức chuyên ngành sinh viên phải tự đọc sách và tìm hiểu để nâng cao tư duy, kiến thức ngành.
- Đầu tư ngoại ngữ ngay từ bây giờ: Hơn 70% thuốc được lưu thông của nước ta hiện nay là thuốc ngoại nhập. Do đó, học tiếng anh sẽ là ưu điểm lớn để bạn học tốt ngành dược cũng như làm nghề sau này.
Thông qua những thông tin ở bài viết trên của Seoul Academy, hi vọng các bạn đã được cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích và giải đáp được câu hỏi học dược có khó không, học dược có dễ xin việc không. Nếu yêu thích và có đầy đủ yếu tố thuận lợi thì học dược sĩ sẽ mang đến cơ hội và công việc tương lai rất tốt cho bạn. Chúc các bạn nhanh chóng đưa ra quyết định chính xác và đạt được kết quả học tập cao, thành công trong tương lai!