- Default
- Bigger
Với những người chủ chuẩn bị mở quán ăn kinh doanh, tính toán và cân đo chi phí, nguồn vốn là những vấn đề đau đầu và gặp nhiều khó khăn nhất. Do đó, lập bảng dự toán kế hoạch và liệt kê các chi phí mở quán ăn nhỏ là khâu quan trọng khi bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh. Nắm rõ các loại chi phí giúp bạn chủ động và dễ xoay xở vốn cũng như tiết kiệm các chi phí phát sinh.
Chi phí mở quán ăn bao nhiêu tiền?
Chi phí mở quán ăn dao động từ 100 – 300 triệu để mở một quán ăn nhỏ. Tuy nhiên, chi phí này có thể lớn hơn rất nhiều nếu như bạn không liệt kê các danh sách vật dụng cần thiết hoặc gặp những tình huống phát sinh như phí vận chuyển cao, không tìm được nguồn hàng giá sỉ,…
Bảng dự toán chi phí mở quán ăn 2024
Để lập bảng dự toán chi phí quán ăn, chủ quán cần xác định các chi phí khi mở quán ăn cần phải chi trả trước. Sau đó, bạn có thể từng bước lên kế hoạch cụ thể hơn cũng như phương án giải quyết khi phát sinh chi phí.
Những loại chi phí cơ bản khi mở quán ăn nhỏ mà bạn cần phải biết:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí thiết kế và trang trí quán ăn
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí đăng ký các loại thủ tục
- Chi phí mua sắm dụng cụ ăn uống
LOẠI CHI PHÍ | CHI PHÍ |
Chi phí thuê mặt bằng | 5 – 20 triệu |
Chi phí thiết kế và trang trí quán ăn | 100 – 200 triệu |
Chi phí nguyên vật liệu | 5-10 triệu |
Chi phí nhân công | 4 – 7 triệu/ người |
Chi phí đăng ký các loại thủ tục | 5 – 10 triệu |
Chi phí mua sắm dụng cụ ăn uống | 10 – 15 triệu. |
See also: “Bật mí” kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ thành công cho người mới
Những vấn đề tác động đến mức chi phí khi mở quán ăn
Khi khởi nghiệp quán ăn, chi phí mở quán ăn nhỏ được tác động bởi rất nhiều yếu tố từ thị trường và thói quen mua sắm của chủ quán. Vậy, những vấn đề tác động đến mức chi phí kinh doanh là gì? Bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Giá thị trường là yếu tố tác động đến mức chi phí quán ăn một cách đáng kể. Ví dụ như khi giá xăng dầu, giá gas tăng thì chủ quán phải đau đầu để tính toán lại những chi phí khác để cân bằng giá bán, không bị lỗ vốn.
- Giá nguyên liệu tăng giảm theo mùa: Khi thay đổi mùa, các nguyên vật liệu cũng được thay đổi giá theo. Minh chứng rõ ràng nhất là giá rau vào mùa mưa cao hơn so với mùa nắng vì mùa mưa khó trồng rau, củ hơn. Lúc này, bạn phải thay đổi loại nguyên liệu tương tự có giá thành thấp hơn hoặc thay đổi menu quán theo mùa,…
- Lựa chọn hàng mới hay hàng thanh lý: Dựa vào thói quen mua hàng thông thường mà một số chủ quán thường mua hàng thanh lý thay vì hàng mới. Điều này giúp chủ quán tiết kiệm được nhiều chi phí hơn như mua bán, ghế, tủ, đèn,… Nhưng để sử dụng lâu dài, bạn nên cân nhắc về chất lượng, độ bền của hàng hoá theo thời gian lâu dài. Không vì tiết kiệm được khoản chi phí nhỏ trước mắt mà làm ảnh hưởng đến mục tiêu sử dụng lâu dài.
- Các khoản phí không dự trù: Nếu đang kinh doanh bất kỳ hình thức gì, đặc biệt là quán ăn hay cafe thì khoản phí không dự trù, phát sinh khác chắn sẽ có. Vì vậy, bạn cần cân nhắc từng đồ dùng, vật dụng có cần thiết để mua hay không, điều này không những giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí mà còn tiết kiệm không gian kho vì chứa vật dụng dư.
Một số lưu ý giúp tiết kiệm chi phí mở quán ăn nhỏ
Trong thời gian bắt đầu khởi nghiệp, chắc chắn sẽ có rất nhiều chi phí cần thiết và chi phí “không tên” phải chi trả khiến chủ quán gặp khó khăn, dễ bị thâm vốn. Để tiết kiệm chi phí mở quán ăn nhỏ, chủ quán có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây.
Chú ý nguồn hàng
Nguồn hàng, nguyên vật liệu là yếu tố vô cùng quan trọng khi kinh doanh. Biết cách nhập nguồn hàng tốt, giá rẻ sẽ giúp chủ quán tiết kiệm được nhiều chi phí vốn hơn.
- Quán ăn nhỏ thường không nhập được số lượng nguồn hàng một lúc vì không có không gian và điều kiện bảo quản tốt. Điều này có thể giúp quán luôn lấy hàng hoá tươi, mới, từ đó chất lượng món ăn cũng tốt hơn.
- Phải cẩn trọng khi chọn nguồn hàng, nhà cung cấp nguồn hàng. Bạn nên tham khảo nhiều chỗ khác nhau, trực tiếp đi xem để kiểm tra chất lượng nguồn hàng. Tuy mất nhiều thời gian và công sức nhưng bước này giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí cho sau này.
- Bạn có thể tham khảo và chọn nguồn hàng ở các trang trại, nông trại. Đây là những cơ sở có nguồn hàng tốt, chất lượng với chi phí hợp lý.
Giữ giá bán ổn định
Một trong những lý do thu hút và giữ chân khách hàng của các quán ăn nhỏ là giá bán. Giữ giá bán ổn định trong khoảng lợi nhuận cho phép chính là điều kiện để quán ăn thu về lợi nhuận.
- Tâm lý của khách hàng rất ghét việc các quán ăn nhỏ thường xuyên tăng giá hay giảm giá. Vậy nên, nếu không muốn mất khách hàng, chủ quán phải đưa ra mức giá phù hợp ngay từ ban đầu hoặc hạn chế thay đổi giá trong quá trình kinh doanh.
- Tương tự như vậy, chủ quán không nên để giá bán quá thấp ngay từ đầu. Điều này khiến quán ăn dễ bị lỗ và khó lấy lại vốn và xoay vốn.
Tập trung vào chất lượng phục vụ
Thu hút khách hàng đến quán ăn đã khó nhưng giữ chân và khiến khách hàng quay lại quán ăn những lần sau còn khó hơn, vì vậy chủ quán phải tạo ra lợi thế cạnh tranh cho quán ăn, đặc biệt tập trung vào chất lượng phục vụ khách hàng.
- Đào tạo nhân viên phục vụ tận tình, vui vẻ, chu đáo.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh với khách hàng một cách lịch sự nhất, không quát mắng hay gây phiền phức cho khách hàng trong quán ăn.
Những sai lầm khiến chi phí mở quán ăn bị đội cao lên
Khi mở quán, không những lưu ý về các loại chi phí cần thiết để lập bảng dự toán mà chủ quán cần tìm hiểu kỹ những sai lầm khiến chi phí quán ăn bị đội lên cao. Điều này giúp bạn tránh được những sai lầm, đỡ mất thời gian và tiết kiệm được khoảng chi phí đáng kể.
- Không có kế hoạch kinh doanh cũng như bảng dự toán chi phí ngay từ đầu: Với những người mới khởi nghiệp lần đầu, bạn thường chi tiêu bằng cách mua đến đâu chi đến đó. Điều này khiến bạn không kiểm soát được nguồn vốn cũng như những vật dụng, nguyên liệu cần thiết. Từ đó, bạn có thể sẽ mua đi mua lại cùng một nguyên liệu, điều này khiến số lượng và chi phí tăng lên.
- Không tham khảo và so sánh giá trước khi mua sắm, chi tiêu: Khi mở quán, bạn sẽ phải mua tất cả những vật dụng từ bàn ghế, tủ, chén bát cho đến những vật dụng nhỏ như tăm, khăn giấy,… Bạn nên tìm hiểu và rà soát giá để mua hàng với giá tốt nhất để tiết kiệm được khoảng chi phí lớn.
- Không mua số lượng lớn mà mua sỉ từng món nhỏ: Nếu không chọn nguồn mua hàng sỉ mà mua lẻ từng cái tô, chén, hay bàn, ghế,… chi phí mua sẽ bị dội lên rất nhiều. Ví dụ: bạn có thể chọn một nguồn mua sỉ có bán chén, tô, đũa, muỗng, hộp đựng,… để được giảm giá và có nhiều chương trình cho khách sỉ hơn.
- Không kiểm soát được nguồn nguyên vật liệu như thịt sống, rau, củ, quả,… Những sai lầm khi tính toán cách bảo quản nguồn nguyên liệu sẽ khiến nguyên liệu dễ bị hư hỏng, thiếu hụt khiến chủ quán phải chi tiền để mua lại nguyên vật liệu liên tục, từ đó chi phí mở quán ăn bị dội lên cao.
Nói tóm lại, có rất nhiều chi phí mở quán ăn nhỏ mà chủ quán cần tìm hiểu để đưa ra bảng dự toán chi phí quán ăn một cách chính xác và hợp lý nhất. Hy vọng bài viết của Seoul Academy sẽ giúp những chủ quán trong tương lai tiết kiệm được chi phí kinh doanh đáng kể, khai trương quán thuận lợi và gặp nhiều may mắn, thành công trong kinh doanh.
You may be interested in: Có nên học nấu ăn mở quán không? Top 10 địa chỉ dạy học nấu ăn uy tín