- Default
- Bigger
Nghề giảng viên đại học tại Việt Nam được nhìn nhận là một công việc cao quý gắn liền với tri thức, sự ổn định và được xã hội tôn trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tinh thần, một câu hỏi thực tế mà nhiều bạn trẻ đang cân nhắc con đường học thuật đặt ra đó là: Làm giảng viên đại học có giàu không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu mức lương và thu nhập của nghề giáo, các yếu tố ảnh hưởng và tiềm năng “làm giàu” từ công việc này.
Mức lương của giảng viên đại học hiện nay là bao nhiêu?
Để có thể trả lời cho câu hỏi làm giảng viên đại học có giàu không, trước tiên bạn cần hiểu rõ về thu nhập của nghề này. Thực tế, lương của giảng viên không chỉ đến từ lương cơ bản hàng tháng mà còn có các nguồn thu nhập khác. Cụ thể:
Mức lương chính của giảng viên đại học
Mức lương cơ bản của giảng viên đại học khoảng từ 6 – 20 triệu/ tháng. Trong đó lương cơ sở khoảng 2.340.000 triệu đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng. Cụ thể mức lương cứng của giảng viên đại học áp dụng cho các trường công lập như sau:
- Đối với giảng viên mới ra trường có trình độ thạc sĩ: Hệ số lương dao động từ 2,1 đến 3,0 tương đương 4 – 6 triệu đồng/tháng.
- Giảng viên có kinh nghiệm/trình độ tiến sĩ: Hệ số lương đạt từ 4,6 đến 6,0 tương đương 7 – 10 triệu đồng/ tháng.
- Giảng viên là giáo sư: Hệ số lương đạt 8,0 hoặc cao hơn, tương đương 14 – 20 triệu đồng/ tháng.
Đối với giảng viên làm việc tại các trường đại học tư thục hoặc quốc tế, lương giảng viên thường cao hơn, dao động từ 15 – 50 triệu đồng/ tháng tùy thuộc vào năng lực và độ uy tín của trường.

Các nguồn thu nhập ngoài lương chính
Ngoài lương cơ bản, giảng viên đại học còn có các khoản thu nhập khác từ phụ cấp, giảng dạy thêm giờ, nghiên cứu khoa học… Những nguồn thu nhập này có thể giúp giảng viên tăng tổng thu nhập lên gấp 2 – 3 lần so với lương chính. Cụ thể:
- Phụ cấp: Tiền phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ…
- Thu nhập từ giảng dạy thêm giờ: Nhiều giảng viên dạy vượt giờ chuẩn sẽ được tính thêm thu nhập, thù lao hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, chấm đồ án/luận văn/luận án, coi thi, chấm thi…
- Thu nhập từ nghiên cứu khoa học: Giảng viên nghiên cứu khoa học còn có nguồn tiền thưởng từ các bài báo công bố trên tạp chí uy tín trong và ngoài nước; Kinh phí từ việc chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu các cấp; Tham gia các dự án hợp tác với doanh nghiệp…
- Các thu nhập khác: Từ viết sách, giáo trình, tham gia hội đồng khoa học, tư vấn chuyên môn cho doanh nghiệp, báo cáo hội thảo, thỉnh giảng tại các trường học khác…

Làm giảng viên đại học có giàu không?
Vậy làm giảng viên đại học có giàu không? Câu trả lời phụ thuộc vào quan niệm “giàu” của bạn. Giảng viên có thể giàu nhưng không phải con đường làm giàu nhanh chóng và dễ dàng cho tất cả mọi người. Sự giàu có của nghề giảng viên nằm ở các giá trị phi vật chất như tri thức, sự kính trọng, môi trường làm việc trí tuệ, cơ hội học hỏi và phát triển không ngừng.
Nếu xét về tài chính, nghề giảng viên đại học không phải là ngành nghề giúp bạn “làm giàu nhanh” như các doanh nhân thành đạt. Tuy nhiên, với những giảng viên có năng lực, danh tiếng, có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư, nắm giữ các vị trí quan trọng và biết tận dụng cơ hội thì thu nhập hàng tháng có thể đạt mức 50 – 100 triệu đồng hoặc hơn, đảm bảo cuộc sống sung túc và có thể tích lũy tài sản.
Vậy muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì? Điều kiện và tiêu chuẩn

Các yếu tố quyết định đến mức thu nhập của giảng viên
Như đã chia sẻ, mức thu nhập của nghề giảng viên không giống nhau mà thực tế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điển hình có thể kể đến các yếu tố sau:
Trình độ học vấn và năng lực chuyên môn
Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thu nhập của giảng viên. Những giảng viên có trình độ Tiến sĩ, học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư thường có mức lương cơ bản cao hơn. Ngoài ra, năng lực nghiên cứu và kỹ năng giảng dạy tốt cũng là yếu tố then chốt.

Ngành học/lĩnh vực giảng dạy
Những ngành học hot, có nhu cầu nhân lực cao, ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn như: Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ, Kinh tế, Tài chính, Quản trị kinh doanh, Y Dược, Luật… thường mang lại nhiều cơ hội hợp tác dự án, tư vấn doanh nghiệp, giúp giảng viên gia tăng thu nhập đáng kể.
Loại hình trường và độ uy tín của trường
Như đã chia sẻ ở trên, các trường đại học tư thục, đặc biệt là trường quốc tế, trường đại học có danh tiếng thường có mức đãi ngộ tốt hơn so với trường công lập. Ngoài ra, giảng viên giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng như Đại học Quốc gia, Đại học Bách Khoa… cũng mở ra nhiều cơ hội thu nhập cao hơn và chính sách đãi ngộ tốt hơn.

Năng lực ngoại ngữ và tin học
Giỏi ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) giúp giảng viên tiếp cận tài liệu quốc tế, công bố nghiên cứu trên các tạp chí uy tín, tham gia dự án hợp tác quốc tế, hoặc giảng dạy các chương trình liên kết. Kỹ năng tin học tốt cũng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ đắc lực cho cả nghiên cứu và giảng dạy.
Danh tiếng trong ngành
Khi trở thành các chuyên gia đầu ngành có uy tín và tầm ảnh hưởng, giảng viên sẽ nhận được nhiều lời mời tham gia các dự án lớn, diễn thuyết cho các chương trình tư vấn,… mức thù lao cũng sẽ vô cùng hấp dẫn. Danh tiếng không chỉ mang lại thu nhập mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác giá trị.

Lộ trình tăng lương của giảng viên đại học
Thông thường, lộ trình thăng tiến và tăng thu nhập của giảng viên thường diễn ra theo nấc sau:
- Tăng lương theo thâm niên: Đối với giảng viên của trường công, lương sẽ được tăng định kỳ sau một năm công tác nhất định.
- Tăng lương khi nâng cao trình độ/học hàm: Giảng viên hoàn thành Tiến sĩ, được bổ nhiệm làm giảng viên chính, Giáo sư, Phó Giáo sư… thường sẽ được nâng bậc lương hoặc hệ số lương.
- Tăng thu nhập dựa trên thành tích: Nhiều trường đại học, cao đẳng có cơ chế thưởng dựa trên thành tích giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên.
Quá trình tăng lương của giảng viên đại học được chia thành 3 giai đoạn chính đó là:
- Giai đoạn đầu: Từ 0 – 5 năm đầu lương của giảng viên thường thấp, giai đoạn này cần tập trung vào tích lũy kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu.
- Giai đoạn phát triển: Từ 5 – 10 năm tiếp theo hệ số lương của giảng viên sẽ được tăng theo thâm niên, hoàn thành bằng tiến sĩ, công bố báo khoa học, tham gia các dự án nghiên cứu…
- Giai đoạn gặt hái: Từ 10 năm trở lên, các giảng viên có thể đạt được các danh hiệu như Phó Giáo sư, Giáo sư, đảm nhận các vị trí trưởng khoa, viện trưởng…

Những nghề tay trái giúp giảng viên đại học làm giàu
Thực tế có rất nhiều giảng viên với khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn, tận dụng thời gian linh hoạt để tăng thu nhập, làm giàu nhờ những công việc tay trái. Cụ thể một số nghề tay trái dưới đây có thể giúp giảng viên đại học làm giàu:
- Tư vấn chuyên môn cho doanh nghiệp, các tổ chức trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
- Dịch thuật sách, tài liệu, bài báo khoa học chuyên ngành.
- Viết sách, báo, xuất bản sách chuyên khảo, giáo trình hoặc tạp chí, báo chuyên ngành và phổ thông.
- Đào tạo các khóa học ngắn hạn theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc các lớp kỹ năng.
- Các giảng viên khối kinh tế, tài chính có thể sử dụng kiến thức để đầu tư chứng khoán, bất động sản…
- Mở trung tâm đào tạo, các công ty tư vấn trong những lĩnh vực chuyên môn liên quan.
Trên đây là những chia sẻ giải đáp băn khoăn làm giảng viên đại học có giàu không cũng như cách giúp giảng viên tăng thêm thu nhập. Thực tế làm giảng viên đại học có thể không giúp bạn giàu nhanh giống như các ngành nghề kinh doanh khác, nhưng với khả năng tận dụng cơ hội, bạn hoàn toàn có thể đạt được thu nhập cao trong nghề giáo. Nếu có niềm đam mê giảng dạy và nghiên cứu, trở thành giảng viên đại học là con đường rất đáng để theo đuổi.

