- Default
- Bigger
Vấn đề chung của nhiều thí sinh trước khi thi là tâm trạng luôn lo lắng, hoang mang khó kiểm soát, đặc biệt là trước những kỳ thi quan trọng. Vậy có những cách giảm hồi hộp, lo lắng trước khi thi nào để giúp các thí sinh tự tin bước vào phòng thi không? Mùa thi đã cận kề cùng theo dõi bài viết để tránh khỏi những áp lực, lo âu làm ảnh hưởng đến bài thi.
Tại sao trước khi thi lại luôn hồi hộp, lo lắng?
Khi phải đối mặt với các kỳ thi, nhiều thí sinh lại hoang mang, lo lắng? Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, hiểu được những điều này có thể giúp bạn tìm được cách giảm hồi hộp ngay lập tức, bước vào kỳ thi với phong thái tự tin.
- Áp lực từ bản thân: đi thi ai cũng mong muốn đạt được điểm số cao, kết quả tốt, một số người còn xem kết quả điểm thi như thước đo để đánh giá giá trị, thành ra tự tạo áp lực cho chính mình.
- Nỗi sợ thất bại: từ những kết quả thi không tốt trước đó tạo cho bạn cảm giác bất an, luôn lo lắng rằng lần này thi có tốt không, điểm có cao hơn không? Điều này cũng khá dễ hiểu, không phải ai cũng có tâm lý vững để vượt qua nỗi sợ hãi.
- Áp lực từ gia đình: các bậc phụ huynh luôn đặt kỳ vọng ở con mình, thi được điểm số cao, được giải này, thưởng kia, đậu trường điểm,… Tất cả những điều đó vô hình tạo nên áp lực cho con cái và trước mỗi kỳ thi lại luôn hoang mang, lo lắng có được như kỳ vọng của bố mẹ.
Cách giảm hồi hộp, lo lắng khi vào phòng thi ngay lập tức
Tâm trạng lo lắng, mang những cảm xúc tiêu cực là điều không thể tránh khỏi trước những kỳ thi, sau đây là một số cách giảm hồi hộp, lo lắng trước khi thi bạn có thể áp dụng:
Ôn tập vững kiến thức
Thi cử là giai đoạn kiểm tra năng lực của thí sinh, khi bạn đã nắm vững kiến thức, có năng lực thì tinh thần mới vững vàng, tâm thế làm bài cũng thoải mái, đây là cách giảm hồi hộp, lo lắng trước khi thi tốt nhất. Bạn sẽ khó mà bình tĩnh, tự tin làm bài khi mới ôn bài có chọn lọc.
Kết quả thi là sự cố gắng trong nhiều năm học nên cho sau 1 tháng, sau 1 đêm thì không thể khiến kết quả thay đổi được. Thế nên cũng không ôn luyện kiểu nước rút, nước đến chân mới nhảy trong vài tháng cuối cùng mà hãy có kế hoạch học tập nghiêm túc từ những đầu tiên thì đến ngày thi tâm lý mới vững và gặt được quả ngọt.
Xoá bỏ những suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề khiến bạn căng thẳng mệt mỏi, nhất là trong giai đoạn cuối của kỳ thi. Nhiều người được khuyên rằng cách giảm hồi hộp ngay lập tức là ngừng suy nghĩ, nhưng để điều chỉnh được những suy nghĩ loạn xạ đó thì chẳng mấy ai làm được.
Thay vào đó, bạn hãy xem mỗi cuộc thi là mỗi cuộc trải nghiệm, những khó khăn trong kỳ thi như thử thách mà bạn cần vượt qua. Nếu những suy nghĩ tồi tệ về kỳ thi lại xuất hiện bạn hãy thử tưởng tượng về tương lai, điều này sẽ kích thích não bộ và bạn sẽ bắt đầu hành động cho một tương lai rực rỡ phía trước.
Học có kế hoạch và nghỉ ngơi hợp lý
Gần đến ngày thi, các bạn thí sinh lại càng cố học ngày học đêm với mong muốn nhồi nhét thật nhiều kiến thức. Nhưng học bất kể thời gian mà không đề ra mục tiêu, đánh giá kết quả học tập thì vừa lãng phí thời gian vừa ảnh hưởng sức khoẻ.
Vì vậy, bạn hãy lên kế hoạch học tập và đề mục tiêu phù hợp với năng lực cá nhân. Sau đó phân bổ thời gian cho các môn hợp lý, môn nào là điểm mạnh cần phát huy và môn nào là yếu điểm cần cố gắng.
Đồng thời, bạn nên dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và nạp năng lượng. Như vậy khi bạn đã chuẩn bị tốt thì tinh thần tốt, làm bài thi cũng tốt hơn. Hãy thử xem cách giảm hồi hộp, lo lắng trước khi thi này có đem lại hiệu quả cho bạn không.
See also: Bí quyết cách đạt 8 điểm môn Ngữ Văn thi vào lớp 10
Ăn uống đầy đủ trước khi thi
Buổi sáng trước khi thi nên ăn thật ngon, không nên để bụng đói vào phòng thi. Với một chiếc bụng rỗng sẽ khiến lượng đường trong máu xuống thấp và như thế bạn cũng không thể nào bình tĩnh làm bài được. Nên ăn sáng với những món ăn lành mạnh, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và các chất kích thích.
Đi sớm hơn so với giờ thi
Đến sớm từ 15 – 20 phút so với thời gian quy định sẽ giúp bạn có thời gian ổn định tâm lý được, đây cũng là cách giảm hồi hộp, lo lắng trước khi thi hiệu quả. Khi đến sớm bạn cũng có thời gian kiểm tra lại giấy tờ và dụng cụ cần thiết cho mỗi môn thi, cũng tránh vào phòng thi rồi mới biết bỏ sót..
Lưu ý là khi đi sớm không nên ngồi bàn bạc, nói chuyện với những người cũng có tâm trạng lo lắng, như vậy cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.
Hít thở sâu
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng hít thở sâu sẽ giúp làm giảm căng thẳng, hồi hộp, điều này là do khi bạn hít thở sâu, một thông điệp sẽ được gửi đến não bộ và khi đó não bộ cũng gửi thông điệp này đến toàn bộ cơ thể, để tinh thần và thể xác được thư giãn. Nên nếu bạn có tâm lý yếu, không ổn định hãy luyện tập các bài hít thở sâu trước khi thi để giảm lo lắng, hồi hộp.
Kết quả thi tốt là điều mà ai cũng mong muốn, bên cạnh khả năng học tập thì khả năng điều chỉnh cảm xúc cũng là yếu tố cần có của thí sinh trước và sau khi làm bài. Hy vọng những cách giảm hồi hộp, lo lắng trước khi thi trên sẽ giúp bạn có tinh thần tự tin trong kỳ thi sắp tới và đạt được kết quả như mong đợi.