Có nên nặn mụn bọc ở mũi không? bao lâu khỏi
Với vấn đề “Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?” thì nhiều chuyên gia khuyên rằng tuyệt đối không tự xử lý tại nhà. Thế nhưng vẫn có nhiều bạn thực hiện nặn mụn bọc khi còi đã chín, kết quả là mụn hết hoàn toàn và không còn đau nhức nữa. Vậy đâu mới là điều đúng đắn, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Mụn bọc có nguy hiểm không? Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?
Nguyên nhân gây ra mụn bọc
Trước khi tìm hiểu về có nên nặn mụn bọc ở mũi hay không, chúng ta cùng tìm hiểu một số vấn đề cũng như nguyên nhân gây nên mụn bọc.
Mụn bọc rất dễ nhìn thấy. Mụn bọc sưng to, có mũ ở trên đỉnh mụn và khiến cho người bị khó chịu, đau nhức. Mụn bọc rất dễ để lại sẹo rỗ trên da nếu không được xử lý đúng cách.
Mụn bọc gây đau nhức, khó chịu
Mụn có thể có đầu hoặc không có đầu. Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên da mặt. Nhưng vị trí lý tưởng nhất mà mụn bọc yêu thích chính là vùng mũi. Và đây cũng là vùng mà người bệnh cảm thấy lo lắng nhất.
Nguyên nhân của mụn bọc cũng giống như những loại mụn khác. Đó là do sự kết hợp của tuyến bã nhờn và vi khuẩn P.acnes khiến lỗ chân lông bị bí, tắc, hình thành nên nhân mụn và mụn bọc. Nhân mụn bọc nằm rất sâu dưới da. Đây cũng là nguyên nhân sau khi xử lý, mụn bọc dễ để lại sẹo trên da.
Ngoài ra, mụn bọc còn được hình thành do một số nguyên nhân khác:
- Rối loạn Hormones: Thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, phụ nữ trước và sau khi sinh, trước kỳ kinh nguyệt. Đây là những lúc hormones trong cơ thể thay đổi chóng mặt.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Mụn bọc có thể mọc do chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, dầu mỡ chất kích thích, cay, nóng, thức uống có cồn…
- Chế độ sinh hoạt không điều đồ: Việc thức khuya, ngủ ít hay để tình trạng mệt mỏi kéo dài cũng là nguyên nhân gây nên mụn bọc ở mũi.
- Thói quen xấu: nhiều bạn trẻ có thói quen để tay lên mặt, chỉ rửa mặt 1 lần/ ngày, không tẩy tế bào chết, không làm sạch da… sẽ khiến mụn bọc nổi lên rất nhiều.
- Thường xuyên trang điểm nhưng không có chế độ chăm sóc da phù hợp.
- …..
Mụn bọc có nguy hiểm không?
Việc xuất hiện mụn bọc đã khiến nhiều bạn nữ lo lắng rằng: liệu mụn bọc có nguy hiểm không và mụn bọc ở mũi có nên nặn không. Tuy nhiên, mụn bọc khá lành tính. Và việc mụn bọc xuất hiện ở mũi thường là báo hiệu của một số bệnh trong cơ thể như:
- Rối loạn chức năng gan với một số bệnh liên quan về gan.
- Hệ tiêu hóa có vấn đề, nội tạng nóng.
- Huyết áp cao
- Cơ thể nóng trong người
- Mụn bọc mọc trong mũi có thể là do niêm mạc bị trầy xước, viêm nhiễm.
Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?
Mặc dù trên thực tế đã có rất nhiều bạn tự ý nặn mụn tại nhà và không xảy ra bất kỳ hậu quả nào. Tuy nhiên, theo các giảng viên chăm sóc da tại Seoul Academy. Bạn không nên tự ý nặn mụn bọc tại nhà khi không hiểu rõ về mụn và da.
Những bạn nặn mụn bọc nhưng không xảy ra vấn đề gì có thể được coi là may mắn, hoặc có thể đó là những nốt mụn lành tính và da của bạn cũng lành tính.
Nhưng bản thân chúng ta không thể biết được nốt mụn nào nên nặn, nốt mụn nào không khi nghĩ rằng có nên nặn mụn bọc ở mũi hay không?
Để an toàn, không nên nặn mụn bọc ở mũi mọi người nhé! Việc nặn mụn bọc ở mũi sẽ tiềm ẩn các biến chứng và không xử lý kịp thời. Cụ thể như:
Nhiễm trùng
Đối với thắc mắc mụn mủ ở mũi có nên nặn không? Xin nhắc lại một lần nữa là không nên nhé vì nặn mụn bọc ở nhà rất dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng là trường hợp rất dễ xảy ra. Khi nặn mụn bọc, bạn quên sát khuẩn dụng cụ nặn, tay, bông… và đây cũng là thói quen của nhiều bạn trẻ khi tùy tiện nặn mụn bất cứ lúc nào. Chỉ cần thấy mụn già là nặn trong khi không để ý đến tay mình có sạch hay không?
Và không đảm bảo vệ sinh chính là điều kiêng kị nhất trong vấn đề nặn mụn. Vi khuẩn từ tay, dụng cụ nặn mụn có thể lây nhiễm qua vết thương bị hở sau khi nặn mụn. Không lâu sau, chính nơi này sẽ hình thành một ổ viêm và khiến mụn càng trở nên nặng hơn rất nhiều. Hậu quả là bạn sẽ cảm thấy đau, nhức hơn rất nhiều. Không những vậy, mức độ viêm có thể bị lây lan, khiến vết mụn khó lành.
Mụn bọc xử lý không đúng cách sẽ bị nhiễm trùng
Sẹo thâm, sẹo rỗ
Vì nhân của mụn bọc nằm rất sâu dưới da. Nếu muốn xử lý mụn bọc, bạn cần một lực tay khá lớn để đẩy nhân mụn trồi lên. Nhưng chính điều này đã khiến cho vùng da xung quanh nốt mụn bị tổn thương rất nhiều. Và vết thâm sẽ xuất hiện. Tùy vào cơ địa từng người mà vết thâm sẽ đậm màu hay không. Nhưng chắc chắn một điều, vết thâm sẽ vẫn còn ở đấy và bạn tốn rất nhiều thời gian để làm mờ vết thâm. Nhiều trường hợp vết thâm sẽ còn mãi mãi, không thể xử lý được.
Không những vậy, sau khi lấy nhân mụn, sẹo rỗ cũng là hệ quả do tự ý nặn mụn và không chăm sóc da đúng cách sau khi nặn.
Lây lan mụn nhiều hơn
Khi nặn mụn, vi trùng và máu vô tình dính lên tay. Bạn vẫn tiếp tục sử dụng tay đó để nặn mụn. Điều này vô tình làm lây lan vi trùng lên vùng da khác và phát sinh mụn tại vùng da đó.
Vậy nên làm gì khi mụn bọc mọc ở mũi?
Như được đề cập ở trên, chúng ta đã trả lời được câu hỏi có nên nặn mụn bọc ở mũi không?. Thay vào đó, hãy đến ngay các trung tâm da liễu, spa trị mụn để được điều trị bởi bác sĩ da liễu, chuyên da. Và được lấy nhân mụn bởi các kỹ thuật viên để không nhiễm trùng, để lại sẹo rỗ, sẹo thâm như được chia sẻ ở trên.
Xem thêm: Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Tuy nhiên, nếu vùng bạn sống không có trung tâm da liễu, hay các spa chuyên điều trị về mụn. Bạn nên làm gì để nặn mụn bọc an toàn?
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần phải nắm nếu muốn nặn mụn mà không để lại bất kỳ hậu quả nào.
Đến trị mụn bởi chuyên gia là việc bạn nên làm
Xem thêm: Cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà an toàn.
Thời gian nặn mụn
Hãy chú ý đến thời gian nặn mụn. Điều này có nghĩa là mụn đã chính hay chưa, còn sưng và đau hay không. Phần đỉnh mụn đã xuất hiện đầu trắng hay chưa….
Vì là nặn mụn tại nhà, nên bạn tuyệt đối không nặn những nốt mụn bọc đang còn sưng và có cảm giác đau nhức. Việc cố tình nặn những nốt mụn này sẽ khiến chúng sưng to hơn, viêm nặng hơn và có thể lây lan ra những vùng da lân cận.
Nếu bạn không biết mụn khi nào chính, hãy đợi một thời gian đến khi nốt mụn đã hết nhức, đầu, và cồi mụn có thể nhìn thấy được bằng mắt.
Nên chọn những nốt mụn có kích cỡ nhỏ và nằm riêng lẻ trên da.
Luôn đảm bảo vệ sinh khi nặn mụn
Hãy chắc chắn bạn đã khử trùng dụng cụ nặn mụn và tay của mình sạch sẽ. Tất cả cần phải được vệ sinh sạch sẽ để không khiến tình trạng mụn nặng thêm.
Không nặn mụn bọc ở những vùng nguy hiểm (mũi, quanh miệng, cằm)
Nhiều người rất hay nhầm lẫn mụn bọc và mụn đinh râu. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý những vị trí không nên nặn mụn như là vùng mũi, quanh miệng và cằm. Đây là 3 vị trí thường xuyên xuất hiện của mụn đinh râu. Và mụn đinh râu lại là loại mụn cực kỳ nguy hiểm đến người bị.
Những vùng bạn có thể nặn mụn bọc, đó chính là: trán, má, lưng…(bỏ câu này đi)
Mụn bọc ở mũi bao lâu thì khỏi
Mụn bọc ở mũi hay các vùng da khác đều xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên là đau, hơi sưng đỏ. Tiếp đến mụn sẽ sưng lớn, mưng mủ, gôm nhân mụn mụn chín. Thời gian từ lúc mụn hình thành đến khi chín sẽ phụ thuộc vào cơ địa cũng như cách chăm sóc da mụn của từng cá nhân. Thông thường thời gian này sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày. Trong thời gian này, người bị mụn phải kiên nhẫn chờ đợi mụn khô và còi gom hoàn toàn, sau đó mang ra người có chuyên môn để xử lý để giảm tình trạng da bị tổn thương sau khi nặn.
Sau khi mụn đã được xử lý, thì thời gian tổn thương lành hẳn dao động từ 4-6 ngày. Trong những ngày này, bạn cần ra sức chăm sóc, sử dụng thuốc bôi ngoài da, giữ gìn vệ sinh da thật tốt, … để mụn nhanh lành.
Lời kết
Tóm lại, khi ở nhà, chúng ta có nên nặn mụn bọc ở mũi không? Câu trả lời vẫn là không. Việc nặn mụn bọc ở mũi tại nhà sẽ gây ra rất nhiều hệ quả nguy hiểm. Nếu bạn muốn xử lý mụn bọc, hãy tìm đến các trung tâm điều trị da, bệnh viện da liễu, spa để được hướng dẫn và xử lý an toàn hơn nhé!
Hy vọng bài viết đã làm bạn thỏa mãn với câu hỏi có nên nặn mụn bọc ở mũi không.Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy. Để có thể cập nhật được những tin tức mới nhất về làm đẹp, đừng quên theo dõi website của Seoul Academy nhé!