Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh cọ trang điểm nhanh và tiện lợi

Là người đam mê makeup, chắn hẳn nàng nào cũng có cho mình một bộ cọ trang điểm hoành tráng. Tuy nhiên, liệu có bao giờ bạn nghĩ đến phải tìm cách vệ sinh cọ trang điểm của mình thường xuyên không? Nếu không, hãy thực hiện nó ngay bây giờ nếu muốn làn da của bạn luôn khỏe mạnh. 

Tại sao nên vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên?

Cọ trang điểm, dù là cọ lông nhân tạo hay lông tự nhiên. Bạn cũng cần vệ sinh thường xuyên trong suốt quá trình sử dụng để trang điểm. Bởi lẽ, cọ là vật dụng trang điểm trực tiếp lên da mặt mà không có bất kỳ “rào” bảo vệ nào. Sử dụng lâu ngày, chắc chắn bộ cọ sẽ bị bám rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và thậm chí các chất độc hại từ mỹ phẩm bạn đang sử dụng. 

Chính điều này sẽ vô tình khiếm vi khuẩn và các tác nhân gây hại lây lan qua vùng da được trang điểm. Từ đó da sẽ gặp nhiều rủi ro lớn. Đặc biệt là da cực kỳ bẩn dù bạn đã skincare tốt. 

Vệ sinh cọ trang điểm để loại bỏ bụi bẩn tích tụ trong cọ sau thời gian sử dụng
Vệ sinh cọ trang điểm để loại bỏ bụi bẩn tích tụ trong cọ sau thời gian sử dụng

Vệ sinh cọ qua loa và những tác hại không thể lường trước 

Những tác hại có thể kể đến khi không vệ sinh cọ trang điểm đúng cách như:

Tác hại đến da mặt

Việc vệ sinh bộ cọ trang điểm cho có, qua loa cũng không thể loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn trên cọ. Vậy nên bạn cần phải vệ sinh cọ đúng cách để có thể loại bỏ hoàn toàn bụi phấn hay các loại mỹ phẩm khác tích tụ lâu ngày trên cọ. Nếu không, da sẽ:

  • Dễ bị kích ứng, đặc biệt là nổi mụn hoặc dẫn đến tình trạng mụn ngày càng nghiêm trọng hơn. 
  • Lớp trang điểm không đều màu, bong tróc và cảm giác lớp phấn bị mốc. 
  • Da bị mẩn đỏ do bụi bẩn hoặc phấn tích tụ lâu ngày bị ẩm mốc bên trong cọ. 
  • Làm tắc nghẽn các lỗ chân lông. 

Làm giảm tuổi thọ và chất lượng của cọ trang điểm

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da. Việc không vệ sinh cọ hoặc vệ sinh không đúng cách còn ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng, và tuổi thọ của cọ:

  • Độ đàn hồi và mềm mịn của cọ bị mất đi. 
  • Tuổi thọ của cọ bị giảm mạnh. 
  • Các sợi lông bị khô, tơi ảnh hưởng đến lớp trang điểm. 
Nếu không vệ sinh, cọ trang điểm sẽ ngày càng bẩn, gây hại cho da và chất lượng sử dụng cũng giảm
Nếu không vệ sinh, cọ trang điểm sẽ ngày càng bẩn, gây hại cho da và chất lượng sử dụng cũng giảm

Xem thêm: Bỏ túi ngay cách tự học trang điểm cá nhân hiệu quả ngay tại

Bao lâu nên vệ sinh cọ trang điểm?

Với cách vệ sinh cọ trang điểm đúng. Thì chúng ta nên vệ sinh cọ bao nhiêu một lần để đảm bảo cọ luôn sạch và không gây ảnh hưởng đến da, đến cọ và lớp trang điểm? 

Nếu bạn là một nàng thường xuyên trang điểm, cọ sẽ cực kỳ nhanh bẩn, bụi phấn và cặn của mỹ phẩm sẽ nhanh chóng tích tụ lên trên lông cọ, thành cọ và đặc biệt ẩn mình sâu trong gốc cọ. 

Không những vậy, đầu cọ còn chứa các bã nhờn và tế bào chết của da. Vậy nên, thực tế chỉ cần 5 ngày dùng cọ liên tục, cọ đã bắt đầu nhiễm bẩn, lớp trang điểm cũng bắt đầu bị ảnh hưởng ít nhiều. 

Vậy nên, thời gian vệ sinh cọ cụ thể như sau:

  • Đối với các loại cọ chuyên dụng như phấn má, phấn mắt hay phấn phủ. Bạn nên thường xuyên vệ sinh 2 lần/ tuần
  • Đối với cọ sử dụng cho kem nền dạng lỏng, kem che khuyết điểm hay các loại mỹ phẩm dạng lỏng khác. Tốt  nhất, hãy vệ sinh hằng ngày. Vì chất lỏng trong mỹ phẩm sẽ càng thu hút bụi bẩn và vi khuẩn bám vào, sinh sôi, phát triển nhanh chóng hơn. 
  • Đối với các loại bông mút trang điểm, bạn cũng phải vệ sinh hằng ngày. Vì tương tự như cọ đánh kem lót, kem nền hay kem che khuyết điểm. Bông mút cũng là lựa chọn lý tưởng của các loại vi khuẩn và bụi bẩn. Không những vậy, đây còn là môi trường lý tưởng hơn cả cọ trang điểm. 
Mỗi loại cọ chuyên dụng sẽ có một chu kỳ vệ sinh khác nhau
Mỗi loại cọ chuyên dụng sẽ có một chu kỳ vệ sinh khác nhau

Cọ trang điểm mới mua có cần vệ sinh không?

Có lẽ nhiều nàng nghĩ cọ trang điểm mới vừa mua về đã đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Vậy nên, khi dùng chỉ cần bóc vỏ và sử dụng ngay lập tức. 

Tuy nhiên, trước khi lần đầu sử dụng cọ trang điểm, bạn cần phải vệ sinh toàn bộ bộ cọ của mình. Bởi lẽ, trong quá trình sản xuất, chúng ta không biết được bộ cọ đã qua bao nhiêu tay người, bàn tay của thợ làm cọ có đảm bảo vệ sinh hay không? Không những vậy, cọ cũng được di chuyển và đặt ở nhiều nơi khác nhau. Vậy nên, dù đã được bọc trong bao kín, nhưng tốt nhất và để giúp da được đảm bảo an toàn, chúng ta vẫn nên dành thời gian để vệ sinh bộ cọ trước khi sử dụng lần đầu. Việc thực hiện vệ sinh cọ trang điểm mới mua cũng giống như cách vệ sinh cọ bình thường. Tất cả đều có trong phần tiếp theo của bài viết.

Khi nào nên thay thế bộ cọ trang điểm mới?

Mọi sản phẩm đều có hạn sử dụng dù bạn nhìn nó cứ như trong mới nếu thường xuyên vệ sinh và bảo quản tốt. Nhưng thực tế, đối với bộ cọ trang điểm, chúng ta nên thay chúng 3 tháng 1 lần để đảm bảo chất lượng của cọ, của lớp trang điểm. 

Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng, bạn cảm thấy đầu cọ đã hết mềm mịn, bắt đầu bị sợ hay có bất cứ dấu hiệu biến dạng, khiến lớp trang điểm của bạn không được mịn, đẹp. Đó là lúc bạn nên thay bộ cọ mới. 

Khi cọ trang điểm bị xơ, đánh không đều phấn hay kem, bạn nên thay một cây cọ mới
Khi cọ trang điểm bị xơ, đánh không đều phấn hay kem, bạn nên thay một cây cọ mới

Quy trình trong cách vệ sinh cọ trang điểm

Để vệ sinh cọ đúng cách và đảm bảo độ bền của cọ, bạn cần phải tiến hàng thông qua các bước sau:

  • Bước 1: Làm ướt cọ bằng nước ấm ( xả cọ dưới vòi nước hoặc ngâm vào ly đều được). Tuy nhiên hãy lưu ý không được làm ướt phần kẹp kim loại ở cán cọ vì sẽ làm hỏng lớp keo dán. Đồng thời, nếu nước vào vị trí này sẽ khó làm khô, tạo điều kiện bụi bẩn bám lâu hơn. 
  • Bước 2: Trong lúc làm ướt, hãy di chuyển cọ nhẹ nhàng để đầu cọ xòe ra, nước chảy vào các khe để giúp làm sạch cọ. Lưu ý, không chốc ngược cọ, luôn giữ cọ ở tư thế chốc xuống. 
  • Bước 3: Cho dung dịch vệ sinh cọ vào một cốc nhỏ hoặc lòng bàn tay. Dùng đầu cọ cọ nhẹ nhàng vào dung dịch vệ sinh. Di chuyển qua lại để dung dịch vệ sinh có thể làm sạch cọ triệt để. Lưu ý, tuyệt đối không được dùng ngón tay để bóp hay chà mạnh lên lông cọ. 
  • Bước 4: Ngâm cọ hoặc để dưới dòng nước chảy để làm sạch sâu hơn: Sau khi dùng dung dịch vệ sinh cọ. Hãy tiếp tục ngâm cọ hoặc để cọ dưới dòng nước chảy. Xoay cọ hoặc khuấy cọ để khiến nước loại bỏ hoàn toàn chất tẩy rửa cọ, cũng như bụi bẩn bên trong cọ được đưa ra ngoài. 
  • Bước 5: Sau khi thấy cọ đã sạch hoàn toàn. Hãy dùng khăn mềm vắt nước trong cọ.
Hướng dẫn quy trình vệ sinh cọ chuẩn
Hướng dẫn quy trình vệ sinh cọ chuẩn
  • Bước 6: Điều chỉnh lại đầu cọ để cọ không bị tơi, lông cọ phải được thẳng và đều. 
  • Bước 7: Làm khô cọ một cách tự nhiên bằng cách đặt cọ nằm trên bàn, đầu cọ nằm ra khỏi mép bàn.  Hoặc có thể treo cọ tự do với đầu cọ hướng xuống. Phơi ở những vị trí thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên. Không phơi cọ dưới ánh nắng mặt trời.

Sau khi cọ đã được vệ sinh sạch sẽ và khô hoàn toàn. Hãy đặt bộ cọ vào một túi riêng biệt hoặc dụng cụ cất cọ riêng biệt. Không để cọ chung với các loại mỹ phẩm khác để tránh làm hư cọ, hay các vi khuẩn từ mỹ phẩm lại bám vào cọ. 

Luôn phơi cọ hướng xuống để làm khô cọ tự nhiên
Luôn phơi cọ hướng xuống để làm khô cọ tự nhiên

Cách cách vệ sinh cọ trang điểm nhanh và tiện dụng

Sử dụng nguyên liệu vệ sinh cọ chuyên biệt 

Trên thị trường có bán rất nhiều loại dung dịch vệ sinh cọ chuyên biệt an toàn và không gây kích ứng cho da. Không những vậy, những loại dung dịch này cực kỳ dễ sử dụng và làm sạch cọ một cách hiệu quả. 

Vậy nên, hãy tạo cho mình một bình dung dịch vệ sinh cọ để sẵn trong nhà, và thường xuyên vệ sinh cọ nhé! 

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho da, tốt nhất bạn vẫn nên lựa chọn các loại có tính tẩy rửa nhẹ, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín và chất lượng. 

Cách sử vệ sinh cọ trang điểm bằng những nguyên liệu có sẵn trong nhà

Nếu trong trường hợp nhà không có dung dịch vệ sinh cọ chuyên biệt, bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm quen thuộc để vệ sinh bộ cọ của mình hiệu quả. Cụ thể như:

Vệ sinh cọ bằng dầu gội/ sữa tắm em bé

Hầu hết dầu gội và sữa tắm của em bé thường sẽ có chứa những thành phần cực kỳ dịu nhẹ cho da và ít gây kích ứng. Vậy nên, đây cũng là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên chữa cháy khi muốn vệ sinh cọ trang điểm của mình. 

  • Hòa hỗn hợp dầu gội hoặc sữa tắm em bé với nước. 
  • Nhúng cọ vào hỗn hợp và khuấy nhẹ trong 45s.
  • Xả cọ dưới vòi nước để làm sạch xà phòng. 
  • Lâu khô cọ và phơi khô tự nhiên. 
Khuấy cọ trong sữa tắm em bé để làm sạch
Khuấy cọ trong sữa tắm em bé để làm sạch

Cách vệ sinh cọ trang điểm với cồn

Cồn rất hiệu quả trong việc làm sạch và sát trùng. Không những vậy, cồn có đặc tính bay hơi và an toàn với làn da. Tuy nhiên, còn khiến các sợi lông cọ trở nên khô. Do đó, bạn cần cẩn thận hơn trong việc phân chia thời gian vệ sinh cọ với cồn. Khi tạo dung dịch vệ sinh cọ với cồn, hãy pha cồn cùng nước với tỷ lệ 1:1. Tiếp đến thực hiện quy trình như được chia sẻ ở trên. 

Vệ sinh cọ với cồn
Vệ sinh cọ với cồn

Dùng sữa rửa mặt để vệ sinh cọ trang điểm 

Đây cũng là cách vệ sinh cọ trang điểm được nhiều bạn nữ sử dụng. Sữa rửa mặt có chức năng làm sạch, tẩy dầu nhờn. Đồng thời, sữa rửa mặt đã được bạn chọn lựa cẩn thận, phù hợp với làn da của mình. Vậy nên về vấn đề kích ứng và nhạy cảm cho da hầu như là không thể. 

Sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch bộ cọ trang điểm
Sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch bộ cọ trang điểm

Cách vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên tiếp xúc với mỹ phẩm gốc dầu

Việc sử dụng xà phòng và nước không thể loại bỏ được lượng dầu dính trên đầu cọ sử dụng với những sản phẩm gốc dầu. 

Theo tính chất, chỉ có dầu mới làm loãng dầu. Vậy nên bạn cần tìm đến một sản phẩm gốc dầu khác có tính tẩy rửa và làm sạch. 

Cụ thể, hãy sử dụng dầu tẩy trang/ dầu oliu để làm sạch cọ trang điểm của mình. 

  • Dùng một tờ khăn giấy, cho một ít dầu lên trên. 
  • Đặt đầu cọ vào nơi chứa dầu rồi bắt quét cọ theo nhiều chiều khác nhau (như vẽ tranh) để làm sạch vết bẩn. 
  • Khi thấy cọ đã sạch, hãy để đầu cọ dưới dòng nước chảy để loại bỏ hoàn toàn dầu bên trong cọ. 
  • Tiếp đến sử dụng quy trình vệ sinh cọ như bình thường với dung dịch chuyên dụng hoặc các sản phẩm có sẵn trong nhà. 

Vệ sinh cọ trang điểm bằng nước tẩy trang 

Dùng nước tẩy trang để vệ sinh cọ trang điểm là cách được chị em truyền miệng rất nhiều. Thế nhưng, cách này chỉ được sử dụng để làm sạch phần cổ cọ và cán cọ mà thôi. Bởi lẽ, nước tẩy trang chứa các thành phần tẩy và khó được làm sạch nếu chỉ sử dụng nước. Điều này sẽ khiến cọ lâu khô, dễ bắt vi khuẩn, bụi bẩn. 

Dùng dầu tẩy trang để loại bỏ các gốc dầu từ mỹ phẩm
Dùng dầu tẩy trang để loại bỏ các gốc dầu từ mỹ phẩm

Một số lưu ý trong cách vệ sinh cọ trang điểm 

Để cọ sạch hoàn toàn mà không ảnh hưởng đến chất lượng của cọ trang điểm, bạn hãy lưu ý một số điểm sau đây:

  • Tuyệt đối không được phơi cọ dưới ánh nắng mặt trời. Độ nóng của nắng sẽ khiến cọ nhanh hỏng và không thể sử dụng. 
  • Khi phơi cọ, không để cọ thẳng đứng. Với thói quen để đầu cọ hướng lên lúc còn ướt sẽ khiến cán kim loại nhanh gỉ sét và mục cán. Ngoài ra, nước thấm vào lớp kem sẽ khiến keo nhanh bong và khó vệ sinh sạch sẽ ở những vùng sâu như vậy. 
  • Không dùng máy sấy để làm khô lông cọ. Vì sức nóng của máy sấy sẽ khiến lông cọ bị cong, đặc biệt là các sợi lông tự nhiên. 
  • Không sử dụng các loại sản phẩm tẩy rửa chứa mùi nồng hay chứa chất tẩy rửa nhiều như: xà phòng giặt đồ, nước rửa chén, dấm ăn, các sản phẩm tẩy tế bào chết… 
  • Nếu có điều kiện, hãy mua máy vệ sinh cọ trang điểm để rút gọn quy trình trong cách vệ sinh cọ trang điểm cũng như tiết kiệm được thời gian. 
Dụng cụ vệ sinh cọ trang điểm chuyên biệt
Dụng cụ vệ sinh cọ trang điểm chuyên biệt

Lời khuyên

Cọ trang điểm là vật bất ly thân với những nàng thường xuyên makeup. Vậy nên, sau khi đọc bài viết này, bạn đã biết cách vệ sinh cọ trang điểm. Đồng thời cũng biết lý do vì sao thường xuyên phải làm sạch cọ đúng không nào? Hãy nhớ rằng, nếu cọ trang điểm bị bẩn hay chứa nhiều vi khuẩn, tất cả những yếu tố xấu này sẽ lây lan sang mặt của bạn và mang lại những rủi ro đáng tiếc cho da mặt. 

Do đó, làm theo hướng dẫn và bảo vệ bộ cọ trang điểm của mình luôn sạch sẽ, kéo dài tuổi thọ sử dụng. Đồng thời luôn giữ làm da chắc khỏe và lớp trang điểm được mịn màng. Hy vọng bài viết này thật sự hữu ích cho những ai cần nó. Trên đây là bài viết của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.
Theo dõi Nguyễn Thúy Hằng qua: seoulacademy seoulacademy seoulacademy seoulacademy

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ