Cách trị mụn mủ ở mũi với 3 nguyên liệu đơn giản
Mụn mủ là tình trạng sưng viêm, có dịch mủ màu vàng và có màng bọc khá mỏng. Chúng thường xuất hiện hai bên cánh mũi và báo hiệu một số vấn đề về sức khỏe của bạn. Mụn mủ tạo cảm giác sưng đau khó chịu, màng bọc dễ rách và nhiễm trùng. Làm thế xử lý mụn mủ đúng cách? Cùng Seoul Academy điểm qua một số cách trị mụn mủ ở mũi đơn giản với 3 nguyên liệu tại nhà nhé.
Mụn mủ xuất hiện ở mũi báo hiệu một số vấn đề sức khỏe?
Mụn mủ được đánh giá là loại mụn thường gặp và nguy hiểm nhất trong các loại mụn. Bên cạnh việc khó xử lý, chúng còn là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe người bệnh.
Nhận biết mụn mủ
Tương tự mụn bọc, mụn mủ cũng là những nốt sưng viêm gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu. Tuy vậy, dịch mủ của chúng nhiều hơn, nhân chứa nhiều dịch mủ màu vàng trắng. Ngoài ra, lớp da bọc mụn mủ khá mỏng, sưng đỏ, dễ vỡ khi bị tác động nhẹ. Nó được đánh giá là loại mụn khó điều trị mà không để lại sẹo thâm. Do đó, bạn không nên tự cạy/ nặn/ sờ vào mụn mà nên lựa chọn cách trị mụn mủ ở mũi an toàn và hiệu quả.
Mụn mủ rất dễ vỡ nếu chịu tác động nhẹ
Mụn mủ xuất hiện tại một số vị trí tích tụ nhiều vi khuẩn do vệ sinh không sạch như: thái dương, cằm, mũi, chân mày,… Nhân mủ là xác bạch cầu của người bệnh đã kháng lại sự tấn công của vi khuẩn. Đây cũng là lý do khiến mụn dễ lây lan khi bị vỡ nhân mủ. Ngoài ra, chân mụn khá to, tạo điều kiện vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc da nếu không được xử lý thích hợp.
Nguyên nhân xuất hiện mụn mủ
Tương tự các loại mụn thông thường, mụn mủ cũng xuất hiện do một số thói quen sinh hoạt. Trong đó, mụn mủ ở mũi thường xuất hiện do một số nguyên nhân như:
- Vệ sinh da không đúng cách gây ra mụn mủ, đặc biệt là vùng chân lông hai bên cánh mũi;
- Ăn uống không khoa học: ăn nhiều đồ cay nóng khiến gan làm việc quá mức, đào thải độc tố trực tiếp qua da gây ra mụn mủ;
- Áp lực và căng thẳng kéo dài khiến khiến nội tiết tố bị rối loạn, tuyến bã nhờn tiết ra nhiều và tập trung nhiều ở vùng mũi.
Mụn mủ là dấu hiệu bệnh về dạ dày và hệ tiêu hóa
Ngoài ra, mụn mủ ở mũi cùng là dấu hiệu về một số bệnh lý mà bạn có thể mắc phải như:
- Rối loạn nội tiết tố do thời kỳ dậy thì, hành kinh, mang thai,…;
- Dạ dày bị nóng gây rối loạn tiêu hóa gây mụn mủ ở sống mũi;
- Bệnh về nội tiết tố và hoạt động của buồng trứng gây ra mụn mủ ở cánh mũi.
Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, bạn cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh lý. Ngoài ra, xây dựng lối sống khoa học và vệ sinh da đúng cách cũng là những điều bạn cần lưu ý.
Một số cách trị mụn mủ ở mũi tại nhà
Mụn mủ là loại mụn dễ dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Mụn mủ ở mũi còn là vùng da nhạy cảm và khó điều trị hơn hẳn các vị trí khác.
Cách trị mụn mủ ở mũi với cà chua
Cà chua được ứng dụng rất nhiều trong việc chăm sóc da và điều trị mụn. Hàm lượng vitamin và khoáng chất như kẽm, sắt,.. trong cà chua có tác dụng giảm sưng và kháng viêm. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có tác dụng làm mát và dễ chịu, mịn màng vùng da quanh mũi của bạn.
Điều trị mụn mủ ở mũi với cà chua tươi
Cà chua sau khi rửa sạch và cắt lát có thể sử dụng trực tiếp lên vùng da mụn mà không cần xử lý thêm. Sau khi rửa sạch mặt với sữa rửa mặt, bạn có thể tiến hành đắp các lát cà chua lên vùng mũi. Sau khoảng 20p, bạn có thể bỏ phần xác cà chua và rửa sạch lại với nước sạch. Duy trì 2-3 lần/ tuần để cải thiện tình trạng sưng mủ của mụn.
Cách trị mụn mủ ở mũi với cà rốt
Tương tự cà chua, cà rốt là loại củ chứa nhiều vitamin A và C có lợi cho da. Dưỡng chất này ngoài việc kháng viêm còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi mô và mờ thâm sẹo. Ngoài ra, nguyên liệu này không gây kích ứng mà dịu nhẹ và an toàn cho da. Do đó, cà rốt được sử dụng như cách trị mụn mủ ở mũi hiệu quả và an toàn tại nhà.
Cà rốt có tác dụng tốt trong việc kháng viêm và mờ sẹo
Cà rốt sau khi rửa sạch thì đem xay nhuyễn lấy nước cốt. Dùng bông gòn để thoa nước cà rốt lên vùng mụn mủ ở mũi. Massage nhẹ và đợi sau khoảng 30 phút thì rửa sạch vùng mũi lại với nước. Bạn cũng có thể sử dụng cà rốt để đắp mặt cho cả khuôn mặt để dưỡng sáng da và ngăn ngừa mụn xuất hiện.
Cách trị mụn mủ ở mũi với khoai tây
Acid amin và khoáng chất có trong khoai tây có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn. Vitamin có trong nó giúp tăng sức đề kháng và giúp da sáng, khỏe hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp bạn đẩy nhanh quá trình phục hồi da do mụn mủ bị vỡ hoặc tổn thương trong lúc điều trị. Do đó, khoai tây cũng được sử dụng phổ biến trong việc điều trị mụn mủ ở mũi.
Khoai tây giúp ức chế vi khuẩn và đẩy nhanh quá trình phục hồi
Sau khi rửa sạch và gọt vỏ, bạn tiến hành cắt khoai tây thành các lát mỏng. Đắp trực tiếp khoai tây lên vùng da mụn để da hấp thu dưỡng chất. Một lớp bột sẽ bám trên da, do đó, bạn nên rửa mặt lại cùng nước ấm sau khi đắp khoảng 10p. Khoai tây là nguyên liệu khá lành tính, bạn có thể thực hiện liên tục phương pháp này 3-7 ngày để điều trị dứt điểm mụn mủ ở mũi.
Trên đây là bài cách nhận biết và một số cách trị mụn mủ ở mũi đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà. Tuy vậy, để tình trạng da không xấu đi, bạn nên thăm khám tại cơ sở uy tín để điều trị nếu thấy tình trạng da chưa được cải thiện. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy.