Cách tẩy tế bào chết môi tại nhà giúp đôi môi hồng hào ngay lập tức
Cũng giống như da, việc tẩy da chết ở môi là một trong những bước không thể thiếu trong chu trình skincare của chị em phụ nữ. Việc tẩy tế bào chết môi thường xuyên sẽ giúp môi hồng và căng mọng tự nhiên, giúp màu son lên đúng chuẩn và sáng hơn. Nhưng cách tẩy tế bào chết môi tại nhà như thế nào là hiệu quả và đâu là cách được nhiều người đánh giá cao nhất?
Tẩy tế bào chết môi ảnh hưởng như thế nào?
Theo chu kỳ, lớp da bên ngoài của môi sẽ chết đi theo thời gian và dần bong tróc, thế chỗ cho các tế bào da môi mới hình thành và phát triển. Quá trình bong tróc da nhanh hay chậm tùy thuộc vào các tác động của môi trường lên môi như: ánh sáng, bụi bẩn, tia UV, vệ sinh môi, thay đổi thời tiết.
Hay các tác nhân bên trong như: cơ thể thiếu Vitamin, nước… nếu những tác động này nhiều, môi và thậm chí là da sẽ xuất hiện nhiều tế bào da chết hơn.
Khi xuất hiện nhiều da chết, môi sẽ bị khô, thâm và sạm màu, trong kém thẩm mỹ. Đặc biệt đối với các chị em phụ nữ, đôi môi này sẽ không thể đánh son được, thậm chí màu son lên không đúng và dễ bị vón cục trên môi. Vậy nên, bạn cần phải sử dụng dụng sản phẩm hoặc nguyên liệu phù hợp để thực hiện cách tẩy tế bào chết môi tại nhà.
Lợi ích của việc thường xuyên dùng cách tẩy tế bào chết môi tại nhà
Việc tẩy da chết ở môi là cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, môi là bộ phần tiếp xúc rất nhiều với bụi bẩn, thức ăn. Và đặc biệt là các bạn nữ đánh son môi ngày. Son sẽ bám lâu trên môi và được ví như thuốc “nhuộm” các phân tử tế bào trên bề mặt da môi.
Chính vì vậy, môi sẽ nhanh chóng bị thâm với lớp tế bào chết nhiều lên mỗi ngày. Điều này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Thường xuyên tẩy tế bào chết cho môi thâm sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn tế bào da chết, các bụi bẩn, vi khuẩn, làm sạch son môi và trả về một làn môi mềm mại, căng mọng hồng hào, hạn chế việc thâm môi và đặc biệt giúp màu son lên hoàn hảo hơn.
Bên cạnh đó, thực hiện cách tẩy tế bào chết môi thường xuyên sẽ giúp môi giữ được độ ẩm, giảm khô môi, nứt hay chảy máu môi khi thời tiết thay đổi hoặc lạnh nhiều.
Nên tẩy tế bào chết ở môi bao lâu một lần?
Tẩy tế bào chết ở môi thường xuyên mang lại nhiều ưu điểm vượt trội và giữ được màu môi tự nhiên vốn có. Tuy nhiên, không phải tẩy nhiều lần, tẩy mỗi người thì đôi môi sẽ càng hồng hào.
Theo các chuyên gia cho biết, tế bào chết môi hình thành cần một thời gian và chu kỳ nhất định, vậy nên, bạn chỉ cần tẩy tế bào chết môi từ 2 – 3 lần/ tuần là lý tưởng. Đối với những bạn thường xuyên trang điểm, làm việc ngoài trời, tiếp xúc với khói bụi và ánh nắng liên tục. Bạn nên thực hiện 3 lần/ tuần, mỗi tuần hãy cố gắng thực hiện tẩy tế bào chết môi 2 – 3 phút và massage môi để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại.
Đối với những nàng chỉ ngồi làm việc văn phòng, hoặc học sinh đi học, nên thực hiện 2 lần/ tuần là đủ.
Để tẩy tế bào da chết ở môi, bạn có thể sử dụng những loại sản phẩm có sẵn trên thị trường. Nhưng hãy lưu ý sử dụng những thương hiệu tên tuổi, có xuất xứ rõ ràng và nên lựa các dòng có chiết xuất thiên nhiên.
Ngoài ra, nếu có thời gian, bạn cũng có thể thực hiện bằng những nguyên liệu dễ tìm theo các cách được chia sẻ trong phần tiếp theo.
Cách tẩy tế bào chết môi tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Cách tẩy tế bào chết môi tại nhà bằng đường và dầu oliu hoặc dầu dừa
Dầu oliu/ dầu dừa rất tốt cho da môi. Trong khi đó, đường lại là nguyên liệu hàng đầu trong việc tẩy tế bào chết cho môi thâm và ở tất cả các vùng da. Vì vậy, đường kết hợp cùng dầu oliu/ dầu dừa sẽ là combo thần thánh giúp vừa tẩy tế bào môi. Đồng thời cũng dưỡng môi sau khi được làm sạch. Điểm đặc biệt, dầu dừa/ dầu oliu hoàn toàn lành tính và không gây kích ứng da cho.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trộn đường cùng dầu oliu hoặc dầu dừa tỷ lệ 1:1.
- Làm sạch môi bằng nước và dùng hỗn hợp chà nhẹ lên vùng da môi.
- Sau đó để im trong vòng 5 phút và rửa sạch lại bằng nước.
- Dùng khăn khô thấm sạch.
- Sau khi dùng dầu oliu/ dầu dừa, bạn có thể bỏ qua bước dưỡng môi bằng mỹ phẩm. Hoặc có thể chỉ thoa một lớp son dưỡng nhẹ nhàng.
Dùng baking soda để tẩy tế bào chết cho môi
Banking soda cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo trong các cách tẩy tế bào chết môi tại nhà. Banking soda có tính làm sạch. Hỗn hợp này sẽ giúp làm sạch bong lớp bụi bẩn, son dọng và lớp tế bào chết trên da hoàn toàn. Tuy nhiên, banking soda không có tính ẩm. Vì vậy, sau khi thực hiện, bạn cần sử dụng dưỡng ẩm môi ngay lập tức để môi không bị khô.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trộn một ít nước cùng 1 muỗng banking soda để tạo ra hỗn hợp sệt.
- Làm sạch môi với nước ấm.
- Lấy banking soda vừa tạo thoa lên môi, massage nhẹ nhàng trong 2 phút và rửa sạch lại với nước.
- Dùng kem dưỡng môi thoa lên một lớp mỏng để dưỡng ẩm cho môi.
Cách tẩy tế bào chết môi tại nhà bằng mật ong
Mật ong có công dụng sát khuẩn, chống vui, làm sạch và đặc biệt cấp ẩm khi sử dụng để làm đẹp. Vì vậy, việc sử dụng mật ong để tẩy tế bào chết là phương pháp cực kỳ hợp lý. Không những vậy, mật ong lành tính và không gây kích ứng. Nên cách này, bạn có thể sử dụng để tẩy tế bào chết cho môi thâm và ở mọi vùng da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Làm sạch môi.
- Dùng một lượng mật ong vừa đủ, thoa lên môi.
- Massage nhẹ nhàng môi theo hình tròn để các dưỡng chất được thẩm thấu vào da. Đồng thời, dưới tác động của tay, bụi bẩn và tế bào chết cũng bị cuốn đi sạch sẽ.
- Rửa sạch môi.
Vì mật ong đã cấp ẩm cho môi nên sau khi làm sạch, bạn không cần dùng thêm kem dưỡng.
Tẩy tế bào chết ở môi bằng bàn chải đánh răng
Đây có thể được coi là cách tẩy tế bào chết môi tại nhà cực kỳ thông dụng cho những cô nàng lười biếng. Các sợi cứng trên bàn chải sẽ đi vào các kẽ của môi, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn và son môi. Không những vậy còn giúp cuốn đi các lớp da chết, giúp môi sạch sẽ nhanh chóng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Làm sạch môi.
- Dùng một chiếc bàn chải cũ, thoa ít vaseline lên bàn chải và chuyển động nhẹ nhàng lên vùng môi.
- Sau khi cảm nhận môi đã mềm và sạch, dùng khăn ướt lau lại môi để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, da chết.
- Rửa sạch môi lại lần cuối với nước.
Những lưu ý khi dùng bàn chải để tẩy da chết ở môi:
- Không được chà quá mạnh để tránh làm rách môi hay tác động đến mạch máu dưới môi.
- Không sử dụng bàn chải này để đánh răng.
- Bàn chải luôn được cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ để tránh bụi bẩn.
- Nếu môi nhạy cảm, tốt nhất bạn vẫn nên sử dụng tay mình.
- Bạn cũng có thể sử dụng khăn thay bàn chải.
Cách tẩy tế bào chết môi tại nhà bằng nước cốt chanh và đường
Như được chia sẻ ở trên, đường là nguyên liệu tuyệt vời để tẩy tế bào chết. Trong khi đó, chanh lại có tác dụng làm sạch và kích thích sự sản sinh tế bào mới và dưỡng ẩm cho da môi. Việc sử dụng hỗn hợp nước cốt chanh và đường sẽ giúp đôi môi được làm sạch hoàn toàn lớp tế bào chết bị tồn đọng. Đồng thời, bụi bẩn và son môi cũng bị cuốn trôi.
Hướng dẫn thực hiện:
- Làm sạch môi bằng nước ấm.
- Trộn hỗn hợp nửa trái chanh và 1 muỗng đường.
- Dùng hỗn hợp (lúc đường chưa tan hết) thoa lên môi, massage theo hình tròn để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn và tế bào chết trên môi, giúp môi hấp thụ tốt Vitamin có trong chanh.
- Rửa sạch lại bằng nước ấm.
Chanh có tính tẩy mạnh, nên sau khi thực hiện công thức này, hãy dưỡng môi bằng kem hoặc son dưỡng.
Tẩy tế bào chết cho môi thâm bằng gừng
Gừng có công dụng lấy đi bụi bẩn trên da, nhẹ nhàng làm mềm da chết và cuốn trôi đi dễ dàng. Không những vậy, gừng còn giúp môi mịn màng và được kháng viêm, kháng khuẩn hoàn toàn.
Cách thực hiện:
- Dùng một miếng dừng nhỏ, cắt thành các lát mỏng.
- Làm sạch môi, đắp gừng lên môi và massage môi nhẹ nhàng.
- Sau đó rửa sạch lại với nước.
- Dùng kem dưỡng môi.
Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng sữa chua
Sữa chua thường xuất hiện trong các công thức làm đẹp và sữa chua còn có chức năng tẩy tế bào chết cho da hiệu quả. Không những vậy, đối với da môi, sữa chua cung cấp các loại Vitamin cần thiết cũng như giúp da môi thêm hồng hào.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng một ít sữa chua không đường.
- Thoa sữa chua lên da môi kết hợp massage nhẹ nhàng trong vài phút để lấy đi bụi bẩn và da thừa.
- Rửa sạch lại bằng nước và thoa kem dưỡng môi.
Xem thêm: Cách Dưỡng Môi Mùa Đông Để Có Đôi Môi Luôn Căng Mịn
Những lưu ý khi thực hiện cách tẩy tế bào chết môi tại nhà
Da môi rất mỏng và dễ bị khô khi mất nước. Vì vậy, bạn cần một số lưu ý sau đây khi tẩy tế bào chết môi:
- Không tẩy tế bào chết da môi quá thường xuyên.
- Nên thực hiện ít nhất 1 lần/ tuần.
- Môi đang trong tình trạng khô, nứt hay có vết thương hở – không nên tẩy tế bào chết.
- Trong quá trình tẩy tế bào chế, không được dùng lực chà xát quá mạnh.
- Thường xuyên dưỡng môi ngày vào đêm.
Xem thêm: Những Cách Chữa Môi Khô Đơn Giản Nhưng Cực Kỳ Hiệu Quả Tại Nhà
Việc dưỡng môi là một trong những bước chăm sóc sắc đẹp nhất định không thể bỏ qua. Thật không tự tin khi đôi môi trở nên khô, nứt nẻ hay sạm màu. Vậy nên, hãy hình thành cho mình thói quen thực hiện cách tẩy tế bào chết môi tại nhà thường xuyên, dù là phương pháp nào đi chăng nữa. Chúc bạn có một đôi môi hồng hào và căng mọng như ý khi áp dụng những cách được chia sẻ trong bài viết.