Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Kiêng món gì để nhanh khỏi?
- Mặc định
- Lớn hơn
Bị nhiệt miệng sẽ rất khó chịu khi ăn phải những đồ ăn không hợp. Hơn nữa, một số trường hợp còn khiến miệng bị đau và tình trạng nhiệt miệng nặng hơn. Đó là lý do vì sao bị nhiệt miệng phải cẩn thận và có chọn lọc trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì? Kiêng gì để nhanh khỏi? Hãy theo dõi bài viết cùng Seoul Academy để biết thêm chi tiết.
Vì sao bị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng là tình trạng bên trong miệng, bên trong má, môi, nướu xuất hiện những vết loét nhỏ, nông. Những vết thương này không lan ra nhưng gây cảm giác khó chịu khi ăn uống và đau rát khi chạm vào. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hơn khi bị nhiệt miệng có thể là viêm cấp, sốt nổi hạch, rối loạn tiêu hoá,…
Một số nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng như bị nóng trong người, vô tình cắn vào vào má, vào miệng, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng. Một số trường hợp khác bị nhiệt miệng do cách đánh răng, vệ sinh răng miệng không hợp lý hay cơ thể bị căng thẳng mệt mỏi khi đang mang thai, đến kỳ kinh nguyệt.
Ăn uống thiệt chất là một trong những lý do dẫn đến tình trạng lỡ miệng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tự chữa khỏi bằng cách ăn những món ăn tốt cho nhiệt miệng, kiêng kỵ một số đồ ăn thức uống không được phép. Ngoài ra, mọi người có thể uống các loại thuốc trị nhiệt miệng. Để biết chính xác bị nhiệt miệng nên ăn gì, mời bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết.
Bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi? Top 9 thực phẩm giải nhiệt tốt
Nhiệt miệng khiến mọi người ăn uống khó khăn hoặc mất cảm giác ngon miệng khi ăn, chán ăn. Về lâu dài, tình trạng này không tốt cho sức khỏe cơ thể. Vậy, nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi? Một số gợi ý cho bạn như rau xanh, soup, món ăn có đậu, thịt, cá,… Cụ thể như sau:
Rau xanh
Bổ sung rau xanh là điều cần thiết khi mọi người bị nhiệt miệng. Bởi rau xanh chứa nhiều dưỡng chất cũng như vitamin thiết yếu cho cơ thể như B6, B2, C,… Nhiệt miệng là do tình trạng thiết các chất kẽm, sắt, một số vitamin. Vậy nên, khi ăn rau xanh là bạn đang giúp quá trình hồi phục do nhiệt miệng diễn ra nhanh hơn.
Một số loại rau xanh tốt mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày như cải bó xôi, bông cải, cải xoăn, cải cầu vồng, măng tây, bắp cải đỏ,… Nếu cảm thấy đồ ăn cứng và khó ăn, các bạn có thể xay thành sinh tố hoặc nước ép nhé!
Sữa chua
Bị nhiệt miệng nên ăn gì không ảnh hưởng đến vết thương? Sữa chua là món tiếp theo chúng tôi gợi ý cho bạn. Sữa chua là món ăn dạng lỏng, cảm giác mát mẻ giúp người bị nhiệt miệng dễ chịu khi ăn. Hơn nữa, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, tốt cho đường ruột. Ăn sữa chua lâu dài không chỉ giúp bạn nhanh hồi phục mà còn hạn chế tình trạng nhiệt miệng bị tái lại.
Súp
Súp là một trong những món ăn mềm, dễ nuốt. Cũng như sữa chua, ăn súp khiến bạn có cảm giác dễ chịu và dễ ăn hơn. Một số món súp cũng đầy đủ chất dinh dưỡng, có đủ thịt và rau củ, không lo bị thiếu chất. Vậy nên, nếu bạn chưa biết nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi, bạn có thể bổ sung món súp vào thực đơn. Ngoài ra, bạn có thể thay thế súp bằng cháo, món canh,… để bớt cảm giác nhàm chán trong ăn uống.
Các loại hạt họ đậu
Các loại hạt họ đậu là thực phẩm không thể thiếu khi mọi người đang bị nhiệt miệng. Ăn đậu có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Một số loại đậu tốt như đậu hà lan, đậu đen, đậu xanh,… Các bạn có thể nấu các món ăn hằng ngày từ đậu hoặc uống sữa đậu, nước đậu rang,… Vậy nên, khi phân vân không biết bị nhiệt miệng nên ăn gì, bạn có thể suy nghĩ đến đậu.
Các loại thịt, cá
Khi bị nhiệt miệng, bạn cần ưu tiên những món ăn có chứa protein. Và protein có tính mát không gì khác là thịt và cá, đặc biệt là thịt vịt, thịt ngan. Những món ăn được chế biến từ thực phẩm thịt, cá giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình chữa lành các vết loét miệng. Lưu ý, thịt và cá cần chế biến thành những món mềm hoặc cắt nhỏ để không ảnh hưởng đến vết thương và gây đau rát.
Nhóm thực phẩm giàu chất sắt
Bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi? Câu trả lời chính là các thực phẩm cung cấp chất sắt cho cơ thể. Trong đó, trứng, thịt gà và súp lơ xanh là những cái tên “quán quân” trong nhóm thực phẩm giàu chất sắt. Vì chất sắt tốt cho quá trình tạo máu cho cơ thể, tham gia vào hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng. Do đó, bổ sung thực phẩm giàu chất sắt giúp các vết lở nhanh phục hồi.
Canh rau ngót
Rau ngót là một trong những loại rau được người Việt nấu ăn nhiều trong mùa hè. Bởi rau ngót có tính mát, ăn những món chế biến từ rau ngót giúp mát trong người, hỗ trợ giải độc. Mà nhiệt miệng thường xảy ra khi bạn bị nóng trong người. Tức là ăn rau ngót có thể khắc phục tình trạng này, giúp vết thương mau lành hơn, ăn uống ngon miệng hơn.
Nước trà xanh
Bên cạnh các thực phẩm để ăn, uống nước trà xanh là gợi ý hợp lý dành cho câu hỏi bị nhiệt miệng nên ăn gì. Lá trà xanh không chỉ là thảo dược bổ dưỡng giải độc cho cơ thể mà còn có khả năng chống viêm, hỗ trợ phục hồi vết thương, vết loét. Ngoài ra, lá trà xanh có tính mát, uống vào rất tốt cho cơ thể và làn da. Nhưng bạn không nên uống quá nhiều, tránh bị mất ngủ, tiêu chảy.
Rau má
Với trường hợp bị nhiệt miệng nhẹ, bạn nên mua rau má để nấu canh, ăn sống trong thực đơn hằng ngày. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng rau để pha chế thành nước rau má thanh mát và giải nhiệt. Tính mát ở trong rau má cực kỳ tốt để chữa nhiệt miệng. Chỉ cần uống rau má từ 1-3 ngày, bạn sẽ thấy nhiệt miệng thuyên giảm rõ rệt.
Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì?
Trong danh sách thực phẩm nên ăn khi bị nhiệt miệng để nhanh khỏi, trái cây là yếu tố không thể thiếu. Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì? Loại quả nào đứng đầu danh sách? Gợi ý ngay dưới đây:
Táo
Nhắc đến các loại quả giàu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể thì không thể bỏ qua táo. Trong táo chứa chất xơ, sắt, canxi, vitamin C, chất chống oxy hoá,… Do đó, ăn táo mỗi ngày rất tốt cho hệ tiêu hoá, giúp cơ thể loại bỏ độc tố, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư,… Đặc biệt, táo cũng giúp phục hồi nhiệt miệng nhanh hơn. Vậy nên bạn có thể ăn 1-2 quả táo mỗi ngày hoặc xay sinh tố, ép nước để uống.
Lê
Cùng với táo, lê cũng là loại trái cây cung cấp nhiều dưỡng chất bổ ích không kém như canxi, kali, protein, vitamin A, vitamin B, vitamin C,… Những lợi ích về sức khoẻ mà ăn lê mỗi ngày mang lại bao gồm đặc tính chống viêm, chống ung thư, các bệnh tiểu đường, sức khỏe tim mạch,… Chính vì vậy, đây là một sự lựa chọn không tồi khi bạn đang phân vân bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì.
Đào
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong đào cũng chứa các chất dinh dưỡng giống như lê hay táo. Tất nhiên những chất này sẽ giúp nhanh khỏi nhiệt miệng nếu bạn ăn đào hoặc uống sinh tố, nước ép đào thường xuyên. Do đó, đào là gợi ý khoa học bị nhiệt miệng nên ăn gì.
Đu đủ
Nếu như bạn cảm thấy khó chịu vì ăn những loại trái cây cứng khi bị nhiệt miệng, bạn có thể thay thế bằng đu đủ chín. Loại quả này chín sẽ mềm, vị ngọt thanh, dễ ăn và không tạo cảm giác khó chịu hay đau rát. Hơn nữa, ăn đu đủ cũng có nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình phục hồi vết thương do nhiệt miệng.
Bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì?
Những thực phẩm có tính mát, giàu chất dinh dưỡng, vitamin sẽ giúp tình trạng nhiệt miệng nhanh khỏi. Ngược lại, có một số nhóm thực phẩm không tốt cho quá trình phục hồi vết thương nhiệt miệng. Vậy bị nhiệt miệng kiêng gì? Bạn có thể tham khảo gợi ý sau đây:
- Đồ ăn cay nóng: Ăn những món ăn cay nóng nhiều không chỉ khiến bạn mọc mụn mà còn dễ bị nhiệt miệng. Vậy nên, khi bạn đang bị loét miệng do nhiệt miệng thì đồ cay nóng là thực phẩm cần tránh xa. Thay vào đó, bị nhiệt miệng chỉ nên ăn đồ được để nguội hoặc đồ ăn mát.
- Đồ ăn dầu mỡ: Pizza, gà rán, khoai tây chiên, hamburger,… là những món ăn chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ. Các bạn phải bỏ qua món này một thời gian nếu không muốn nhiệt miệng chuyển biến nặng hay lâu khỏi. Hơn nữa, ăn những món này cũng khiến miệng bị khó chịu, đau rát.
- Đồ ăn mặn: Dù bạn có bị nhiệt miệng hay không, những món ăn mặn, nhiều muối đều không tốt cho sức khỏe. Điều này không có nghĩa là bạn không nêm muối khi nấu ăn. Thay vào đó, hãy nêm nhạt hoặc vừa ăn để không gặp phải cảm giác chán ăn.
- Đồ ăn chua: Cam, quýt, chanh,… là trái cây chứa acid citric. Khi ăn chua, các bạn sẽ cảm thấy vết thương bị nhức, rát do chất có trong những loại quả chua. Một số trường hợp vết thương bị lan rộng ra và thời gian hồi phục rất lâu.
- Đồ ăn nhiều đường: Ăn những món chứa nhiều đường giúp đa số cảm thấy dễ chịu và ngon miệng. Tuy nhiên, những món ăn này lại chứa nguy cơ gây hại rất cao. Cụ thể, các loại vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển trong khoang miệng khi ăn quá nhiều kẹo, bánh, đồ ngọt. Khi đó, vết thương trong miệng dễ trở nặng và lâu khỏi.
- Đồ uống có cồn hoặc có gas: Rượu, bia, nước ngọt có gas,… không chỉ làm tăng cảm giác đau khi bị loét miệng mà còn khiến vết thương nặng hơn. Cùng với đó, vết thương cũng lâu lành lại hơn.
- Cà phê: Trong thời gian bị loét do nhiệt miệng, các bạn tuyệt đối không nên uống cà phê. Bởi trong cà phê có chất acid salicylic, chất này gây nhiệt miệng hay kiến tình trạng bị nhiệt miệng nặng hơn.
Lưu ý về vấn đề ăn uống khi bị nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi? Câu trả lời đã được giải đáp ở trên. Tuy nhiên, nếu ăn uống đầy đủ chất và kiêng kỵ theo quy tắc nhưng nhiệt miệng vẫn không giảm đi. Bạn hãy lưu ý những yếu tố quan trọng dưới đây:
- Nên ăn thức ăn mềm hoặc chất lỏng thay vì ăn đồ cứng. Bởi vì thức ăn cứng dễ tác động đến vết thương và bị đau rát. Ví dụ như sữa chua, váng sữa, cháo, súp, khoai tây nghiền, bún, bánh pudding,…
- Làm lạnh trái cây trước khi ăn bởi vì thức ăn lạnh giúp giảm cảm giác khó chịu và đau khi ăn trái cây. Ngoài ra, bạn hãy rửa sạch và lột bỏ vỏ của các loại trái cây trước khi ăn như nho, dưa vàng, táo, lê,…
- Dùng ống hút khi vết thương to và tình trạng nhiệt miệng nặng để tránh thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn.
Bài viết trên của Seoul Academy đã tổng hợp toàn bộ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để trả lời riêng cho vấn đề bị nhiệt miệng nên ăn gì. Thông qua bài viết, hy vọng các bạn sẽ áp dụng đầy đủ để quá trình phục hồi nhiệt miệng diễn ra nhanh hơn. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy tiếp tục theo dõi Seoul Academy để cập nhập các tips hay về làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ nhé!